Bật mí: Mở đại lý yến sào cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh yến sào đang trở thành xu hướng hấp dẫn nhờ nhu cầu lớn và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, nhiều người thường thắc mắc về số vốn cần chuẩn bị và những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh ban đầu này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết để có cái nhìn rõ hơn về chi phí khởi nghiệp yến sào cần chuẩn bị này nhé!

Mở đại lý yến sào cần bao nhiêu vốn?

Chuẩn bị vốn kinh doanh

Khi quyết định mở đại lý yến sào, bước đầu tiên và quan trọng nhất chính là tính toán số vốn cần thiết. Để làm được điều này, bạn cần dựa trên một số tiêu chí như mô hình kinh doanh, quy mô hoạt động, cũng như các hạng mục chi phí cụ thể: 

  • Mô hình kinh doanh

Bạn định mở cửa hàng trực tiếp, kinh doanh online hay kết hợp cả hai?

Mô hình kinh doanh yến sào có thể rất đa dạng, từ việc nhập khẩu và phân phối sản phẩm đến việc mở cửa hàng trực tiếp bán lẻ. Nếu bạn chọn mô hình kinh doanh bán lẻ trực tiếp, bạn có thể cần phải đầu tư vào mặt bằng, trang trí cửa hàng, và các chi phí vận hành khác. Ngược lại, nếu bạn chỉ tập trung vào phân phối hoặc kinh doanh yến sào online, bạn có thể tiết kiệm được khoản tiền thuê mặt bằng và chi phí nhân công khác cần có của cửa hàng.

  • Quy mô

Quy mô của đại lý cũng ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư ban đầu. Bạn muốn mở một đại lý yến lớn, vừa hay nhỏ? Một cửa hàng nhỏ, kinh doanh online có thể chỉ cần vài chục triệu đồng, trong khi một cửa hàng lớn, đa dạng sản phẩm có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Bạn nên xác định rõ quy mô mong muốn dựa trên thị trường mục tiêu và chiến lược marketing của mình.

Quy mô và mô hình kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn điều lệ bạn cần bỏ ra
Quy mô và mô hình kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn điều lệ bạn cần bỏ ra

Bảng tính chi phí tham khảo

Giả sử bạn muốn mở một cửa hàng yến sào nhỏ ở khu vực đô thị với diện tích khoảng 30m2. Dưới đây là bảng tính chi phí tham khảo cho quy mô này.

Hạng mục chi phí

Chi phí (VNĐ)

Thuê mặt bằng (1 năm)

60,000,000

Thiết kế, trang trí nội thất

20,000,000

Nhập hàng lần đầu (20 kg yến thô, 5 kg yến tinh chế)

50,000,000

Chi phí marketing ban đầu (quảng cáo, tiếp thị,...)

10,000,000

Chi phí đăng ký giấy tờ kinh doanh

10,000,000

Chi phí khác (điện, nước)

5,000,000

Tổng cộng

155,000,000

Ghi chú: Chi phí ước tính trên chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc địa điểm và kế hoạch kinh doanh cụ thể của bạn.

>>> Tham khảo thêm bài viết: "Hướng dẫn từ A đến Z cách tiếp cận khách hàng mục tiêu của yến sào hiệu quả nhất"

Kinh nghiệm đóng thuế khi kinh doanh yến sào

Khi đại lý kinh doanh yến sào của bạn đi vào hoạt động, việc hiểu rõ về thuế là rất quan trọng để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Bạn sẽ cần chuẩn bị đầy đủ các loại thuế như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Thuế môn bài

Thuế môn bài (lệ phí môn bài) là khoản nghĩa vụ mà doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh phải thực hiện theo năm hoặc khi mới ra sản xuất kinh doanh. Mức thuế này phụ thuộc vào vốn điều lệ và doanh thu của doanh nghiệp.

  • Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 22/2022/NĐ-CP khoản 2 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại 65/2020/TT-BTC, mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là:

TT

Doanh thu

Mức nộp

1

Trên 500 triệu đồng/năm

1.000.000 đồng/năm

2

Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm

500.000 đồng/năm

3

Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm

300.000 đồng/năm

4

Dưới 100 triệu đồng/năm

Không cần nộp thuế môn bài

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ. Đối với sản phẩm tổ yến, bạn cần xác định rõ mặt hàng yến sào mình đang kinh doanh là sản phẩm chăn nuôi chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường thì thuế suất thuế GTGT được áp dụng theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC:

“Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.”

Trường hợp không đáp ứng các điều kiện trên thì áp dụng thuế suất quy định tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thuế suất 10%:

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

>>> Có thể bạn quan tâm:

"Những slogan hay về yến sào truyền tải giá trị thương hiệu"

"Cẩm nang kinh doanh yến sào cho người mới bắt đầu từ A-Z"

Thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BBTC, số thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được tính bằng công thức sau:

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân

Trong đó:

  • Doanh thu tính thuế: doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

  • Tỷ lệ thuế (thuế suất)

Hoạt động kinh doanh

Tỷ lệ thuế

Phân phối, cung cấp hàng hóa

0,5%.

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

2%.

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

1,5%.

Hoạt động kinh doanh khác

1%

Lập chiến lược kinh doanh yến sào đơn giản - ai cũng có thể làm được

Để khởi nghiệp kinh doanh yến sào thành công, việc xây dựng một chiến lược kinh doanh bài bản là yếu tố then chốt. Một chiến lược tốt không chỉ giúp bạn thu hút khách hàng mà còn giữ chân họ, từ đó tạo nền tảng phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường

Trước khi bắt tay vào việc mở cửa hàng, hãy dành thời gian nghiên cứu thị trường xung quanh. Bạn cần tìm hiểu về nhu cầu tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng hiện tại cùng những đối thủ cạnh tranh trong khu vực hoặc ngành hàng tương tự. Điều này sẽ giúp bạn:

  • Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu.

  • Lên kế hoạch giá cả và chiến lược tiếp thị phù hợp.

  • Dự đoán những rủi ro có thể xảy ra và cách ứng phó.

Phát triển thương hiệu

Thương hiệu là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Hãy chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu riêng cho cửa hàng yến sào của bạn với sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đạt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ tên thương hiệu, logo đến slogan đều cần đảm bảo chúng dễ nhớ, ấn tượng, và phù hợp với sản phẩm yến sào – thường gắn với sự cao cấp và sức khỏe. Hơn nữa, đừng quên tận dụng nền tảng số như trang web hoặc mạng xã hội để quảng bá sản phẩm đến tệp khách hàng rộng hơn.

Tạo trải nghiệm mua sắm tốt cho khách hàng

Một trong những bí quyết để giữ chân khách hàng chính là tạo ra trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. Bạn có thể cung cấp các dịch vụ như giao hàng tận nơi, chương trình giảm giá, hay các gói combo sản phẩm hấp dẫn. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng, luôn lắng nghe ý kiến phản hồi và giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh nếu có. Hãy nhớ rằng, khách hàng hài lòng thì họ sẽ quay lại!

Kinh nghiệm bán yến sào online

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, việc bán hàng online ngày càng trở nên phổ biến. Để bán yến sào online hiệu quả, bạn có thể:

  • Sử dụng nền tảng thương mại điện tử: Xây dựng kênh thương hiệu bán sản phẩm trên Shopee, Lazada hoặc TiktokShop vốn là các sàn có lượng lớn người tiêu dùng mua hàng mỗi ngày.

  • Tận dụng mạng xã hội: Quảng bá sản phẩm qua Facebook, Instagram và TikTok để tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp.

  • Xây dựng nội dung thu hút: Sử dụng hình ảnh sản phẩm chất lượng cao, video hướng dẫn sử dụng, hoặc bài viết chia sẻ lợi ích của yến sào.

    Lập chiến lược kinh doanh để phát triển thương hiệu yến sào thành công
    Lập chiến lược kinh doanh để phát triển thương hiệu yến sào thành công

Kết luận

Mở đại lý yến sào cần bao nhiêu vốn không chỉ là một câu hỏi đơn giản mà còn là một bức tranh toàn cảnh về quá trình khởi nghiệp. Việc chuẩn bị vốn, hiểu rõ nghĩa vụ thuế và lập chiến lược kinh doanh không chỉ giúp bạn tồn tại trong ngành mà còn tạo ra cơ hội phát triển bền vững. Hãy luôn cập nhật thông tin, kiên trì và sáng tạo để có thể vượt qua mọi thách thức trong hành trình kinh doanh yến sào của bạn.

Theo dõi website của Margram ngay để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích mới nhất nhé!