Xuất khẩu khẩu trang vẫn còn nhiều nút thắt, các nhà sản xuất Việt hãy ưu tiên những tiêu chuẩn tốt nhất cho NTD Việt

Nhiều cơ sở gia công may mặc đang chuyển hướng sang may khẩu trang để phục vụ thị trường trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn ra. Đây là mặt hàng trang thiết bị y tế được nhà nước đặc biệt quan tâm, thậm chí đã ban hành nghị quyết 20/NQ-CP về xuất khẩu khẩu trang y tế để đảm bảo nguồn cung trong nước. Nghị quyết này thuận tiện cho người tiêu dùng nhưng lại gây khó khăn cho cả những doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế lẫn khẩu trang vải. 

họp-dung-khau-trang-vai-margram-01

1. Khó khăn

Việt Nam vốn là nước gia công may mặc xuất khẩu cho nhiều nước ở châu Âu và Hoa Kỳ, tuy nhiên trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều khách hàng từ các nước này đã yêu cầu doanh nghiệp dệt may giãn, hoãn tiến độ giao hàng, thậm chí hủy hợp đồng các mặt hàng thời trang. Để cầm cự, giữ chân công nhân và giảm bớt thiệt hại, nhiều doanh nghiệp phải quay sang sản xuất khẩu trang. Thêm vào đó, Nghị quyết 20/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/02/2020 vừa qua đã khiến việc xuất khẩu khẩu trang y tế bị hạn chế, đơn hàng khẩu trang vải tăng nhanh là cơ hội cho các cơ sở may mặc. Tuy nhiên các doanh nghiệp này lại gặp khó khăn trong việc xuất khẩu ra nước ngoài. 

họp-dung-khau-trang-vai-margram-02

Cụ thể, nhiều cán bộ hải quan tại cửa khẩu khó phân biệt khẩu trang y tế với khẩu trang vải, đặc biệt là khẩu trang vải kháng khuẩn nên nhà sản xuất khẩu trang phải lấy mẫu gửi đi giám định nhiều nơi, kéo dài thời gian chờ đợi.

2. Thuận lợi

Theo Bộ Công thương, mỗi tháng ngành dệt may Việt có thể sản xuất 150-200 triệu khẩu trang vải, thêm vào đó, các doanh nghiệp không gặp khó khăn về nguồn cung nguyên liệu dù phải nhập nguyên liệu kháng khuẩn từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc. 

họp-dung-khau-trang-vai-margram-03

Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương vừa có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu khẩu trang vải sang Nhật Bản, châu Âu, Mỹ. 

3. Doanh nghiệp nên tập trung cho sản xuất phục vụ thị trường trong nước

Đối với mặt hàng khẩu trang y tế, các doanh nghiệp mới có rất ít khả năng cạnh tranh để đưa hàng ra thị trường nước ngoài khi phải đối diện với nhiều ông lớn có kinh nghiệm trong ngành và cả việc xin giấy cấp phép từ Bộ Y Tế. Thay vì cố gắng xuất khẩu, các doanh nghiệp nên tìm cách đáp ứng những tiêu chuẩn đã quy định về trang thiết bị y tế để đáp ứng thị trường trong nước. 

họp-dung-khau-trang-vai-margram-04

Đối với khẩu trang vải, các công ty nhỏ có thể hướng tới gia công khẩu trang cho các nhãn hàng. Các thương hiệu lớn luôn mong muốn tăng độ nhận diện thương hiệu, sự chuyên nghiệp của mình trên đồng phục công ty nên nhu cầu thêu tên thương hiệu lên khẩu trang là không thể phủ nhận.

họp-dung-khau-trang-vai-margram-05
họp-dung-khau-trang-vai-margram-016

Kết luận

Khẩu trang luôn cần đi kèm với những chiếc hộp đựng chuyên nghiệp để khẳng định chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, Margam đã thiết kế hơn 50 mẫu hộp đựng khẩu trang mỗi tuần và hoạt động với công suất 100% để kịp tiến độ của doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Margram ngay hôm nay để nhận được những tư vấn chi tiết nhất về hoạt động sản xuất, kinh doanh khẩu trang!

Margram - Nhà Phát Triển Nhãn Hiệu & Bao Bì Chuyên nghiệp

Mọi thông tin xin liên hệ :

Địa chỉ: 389 Trương Định, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0943.505.665 - 0944.505.665

Email: sales@margram.vn