Toàn cảnh thiết kế bao bì Việt: Xấu hay không biết phấn đấu?

Liệu rằng "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" có hoàn toàn đúng trong sự phát triển sôi động của thị trường hiện nay? Nếu muốn cho người ta biết "gỗ" tốt thì điều cần làm đầu tiên là "nước sơn" phải tốt. Đây cũng là bài học đắt giá về toàn cảnh thiết kế bao bì Việt hiện nay: Xấu hay không biết phấn đấu?

Các sản phẩm nông sản, thủ công và các mặt hàng trái cây sấy khô hay chè, cafe... thương hiệu Việt được đánh giá cao về chất lượng nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh doanh cao tại cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Một trong những nguyên nhân được xác định chính là thiết kế bao bì sản phẩm chưa tạo được sức hút khiến sản phẩm Việt tự "dìm hàng" và "lép vế" so với các sản phẩm nước ngoài khác.

Bao bì Việt thiết kế thiếu sáng tạo, kém hấp dẫn

 Bao bì Việt thiết kế thiếu sáng tạo, kém hấp dẫn

1. Thiết kế bao bì sản phẩm của ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp?

Nếu việc thiết kế bao bì sản phẩm chỉ dừng lại ở nhu cầu bảo vệ sản phẩm, giữ gìn vệ sinh và tránh những tác hại từ môi trường bên ngoài thì chắc chắn không có những bài học tiếp thị đắt giá "thắng" nhờ bao bì như nhãn hiệu Ice Breakers Ice gum của Hershey (2012) hay thương hiệu Fairlife (bao bì sữa được thiết kế bởi Coca Cola và Turner Duckworth năm 2015) hay bài học "bại" do thiết kế kế bao bì của hãng Tropicana - Thương hiệu nổi tiếng về nước trái cây trên toàn thế giới vào năm 2009.

Thiết kế bao bì là nghệ thuật sáng tạo kết hợp giữa trí tuệ, kiến thức với các nguyên liệu, cấu trúc, bố cục, hình ảnh, màu sắc và chữ số... tạo sự thu hút thị giác mạnh mẽ từ khách hàng. Qua đó thể hiện được phong cách, đặc trưng, văn hóa và thông điệp mà doanh nghiệp gửi tới khách hàng thông qua sản phẩm của mình. Đây là một phần quan trọng trong chiến lược truyền thông thương hiệu, marketing sản phẩm; kết nối khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng, tăng doanh số.

2. Thực trạng thiết kế bao bì sản phẩm tại Việt Nam hiện nay

Theo thống kê có đến 80% khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm dựa vào cảm xúc ngay từ lần đầu, con số này biết nói này quả thực rất ấn tượng và liệu rằng "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" có hoàn toàn đúng trong sự phát triển sôi động của thị trường hiện nay? Nếu muốn cho người ta biết "gỗ" tốt thì điều cần làm đầu tiên là "nước sơn" phải tốt. Đây cũng là bài học đắt giá về toàn cảnh bao bì Việt hiện nay: Xấu hay không biết phấn đấu?

Bao bì Việt thiết kế thiếu sáng tạo, kém hấp dẫn

Thiết kế bao bì đơn điệu chưa gây thiện cảm

2.1. Bao bì sản phẩm thiếu tính thẩm mỹ và sáng tạo

Những năm gần đây, hàng hóa Việt có tín hiệu tích cực trong nâng cao chất lượng và đáp ứng các tiêu chí khắt khe để xuất hiện tại hệ thống các siêu thị lớn như Big C, Metro, Aeon, Vinmart....Việc tiêu thụ trong nước thì ít gặp vấn đề hơn vì "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và hơn hết các sản phẩm Việt như nông sản, thủy sản tươi ngon, giàu chất dinh dưỡng vẫn luôn là sự lựa chọn số 1 cho các bà nội trợ. Nhưng tại thị trường xuất khẩu, nổi lo bị "hất cẳng" luôn khiến các doanh nghiệp đau đầu. Để đưa được hàng vào hệ thống các siêu thị Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc hay thị trường châu Âu đã khó và để bán được hàng lại càng khó hơn.

Thiết kế bao bì đơn điệu chưa gây thiện cảm

Thiết kế bao bì đơn điệu chưa gây thiện cảm

Chẳng phải nói đâu xa, tại ngay thị trường Việt chúng ta vẫn phải chịu "lép" hơn hẳn hàng hóa của Thái, Nhật hay Trung Quốc.

Khoan chưa bàn đến tâm lý "sính ngoại" phải kể đến đầu tiên là thiết kế bao bì vô cùng sáng tạo bắt mắt từ các sản phẩm dành cho thiếu nhi đến làm đẹp, đồ gia dụng, thời trang.....

Trẻ em nhìn vào bim bim, bánh kẹo là muốn có ngay lập tức; chị em nhìn vào bao bì đã muốn sở hữu ngay son, macara hay quần áo...chưa cần biết bên trong như thế nào. Cái thú vị nằm ở ấn tượng đầu tiên ấy, nó thu hút và đánh trúng thị hiếu khách hàng.

Từ đó để thấy rằng dù đã có nhiều cải tiến nhưng thiết kế bao bì Việt vẫn bị chê xấu và thiếu sáng tạo, không hấp dẫn, đôi khi quá đơn điệu, đôi lúc lại quá màu mè không cần thiết. Một trong những lỗi thường gặp phải nhất là sự ôm đồm, nhiều nhãn hàng để lại quá nhiều thông tin trên bao bì, có lẽ người thiết kế sợ thiếu thông tin và chưa chắt lọc được: đâu mới là thông tin quan trọng. Mà thường thì khách lười đọc, họ cần thông tin ngắn gọn kèm 1 hình ảnh ấn tượng để mỗi lần nhắc đến sẽ nhớ.

Mẫu thiết kế bao bì thời trang sang trọng của công ty May 10

Mẫu thiết kế bao bì thời trang sang trọng của công ty May 10

2.2. Thiết kế bao bì nội đuối sức

Có lẽ câu chuyện hàng Việt cạnh tranh kém bởi bao bì hay hàng Việt bị chê khi bao bì quá xấu hoặc ăn cắp mẫu mã không còn là chuyện lạ nữa. Theo ông Trần Việt Dũng, phó Giám đốc Công ty Tổ chức triển lãm thuộc phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Mặc dù ngành bao bì Việt Nam có mức tăng trưởng khoảng 15-20% nhưng thị phận lớn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này nhất là các loại bao bì đòi hỏi chất lượng cao.

Và theo một dự báo của Công ty Nghiên cứu thị trường Quốc tế Business Monitor International: Thị phần bánh kẹo của doanh nghiệp Việt dường như bị co lại trước sản phẩm ngoại dù thị trường Việt nam có sức tăng trưởng mạnh, sẽ vào khoảng 40.000 tỷ đồng trong đầu năm 2018. Điểm yếu bao bì, mẫu mã và giá thành, chất lượng chưa cao, chưa mạnh về thương hiệu là một trong những nguyên nhân làm kẹo nội kém cạnh trước bánh kẹo ngoại (theo Hanoimoi.com).

Có lẽ căn nguyên của "bệnh xấu nhưng chưa biết phấn đấu" trong thiết kế bao bì Việt khiến bao bì dù có nhiều cải tiến nhưng vẫn bị đuối sức nằm ở bản chất ngại suy nghĩ, lười thay đổi, tính ăn theo và một yếu tố vô cùng quan trọng chính là đầu tư tài chính.

Không ít thương hiệu vì theo đuổi phong cách thiết kế bao bì chuyên nghiệp - phong cách tối giản nhưng vô hình chung lại khiến chúng nhạt nhẽo, đơn điệu. Trái ngược, một số doanh nghiệp khác lại đầu tư kỳ công theo phong cách cầu kỳ, phức tạp nhưng lại mắc sai lầm khi đưa quá nhiều chi tiết rườm rà. Số khác lại "ăn theo" bắt chước các thiết kế bắt mắt của bao bì ngoại đưa vào thiết kế của mình, vô tình khiến khách hàng nghĩ đây là sản phẩm nhái và quay lưng.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều điểm sáng trong ngành thiết kế bao bì, các doanh nghiệp lớn như cafe Trung Nguyên, nhãn hàng OMO, Công ty May 10... chú trọng đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, truyền thông thương hiệu thông qua thiết kế bao bì, hình ảnh và mạnh tay đầu tư phát triển nhân lực, công nghệ phục vụ cho tầm nhìn phát triển thương hiệu.

Đẳng cấp và sang trọng còn thể hiện ở bên ngoài

Đẳng cấp và sang trọng còn thể hiện ở bên ngoài

Nâng cao chất lượng sản phẩm từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong đã trở thành những bài học giá trị trong kinh doanh. Biết được mình xấu ở đâu? Cần khắc phục chỗ nào để hoàn thiện và vươn xa hơn mới là cái "lời" nhất câu chuyện cải tiến thiết kế bao bì đẹp tăng hiệu quả doanh thu của sản phẩm Việt.

 

>> Xem thêm: 7 mẹo thiết kế bao bì thực phẩm

>> Xem thêm: Điểm danh 5 chất liệu giấy cơ bản cho túi giấy

 

Hiện nay, có nhiều đơn vị nhận thiết kế và in ấn bao bì nhưng không phải đâu cũng là nơi xứng đáng "chọn mặt gửi vàng", hãy đến với Margram Việt Nam  - Thiết kế bao bì chuyên nghiệp (đối tác tin cậy hàng đầu hiện nay của Tổng Công ty May 10 và nhiều công ty lớn khác tại Hà Nội) để nhận được những mẫu thiết kế bao bì đẹp, độc và ấn tượng.

THIẾT KẾ BAO BÌ MARGRAM: NHÌN LÀ THÍCH, THÍCH LÀ MUA