Bảng chi tiết các kích thước khổ giấy A0, A1, A2. A3, A4, A5, A6, A7 trong in ấn

Trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ và in ấn, việc hiểu và sử dụng các kích thước khổ giấy đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo sự phù hợp và chuyên nghiệp của tác phẩm. Tuy nhiên, không phải khổ giấy nào cũng thích hợp dành cho máy in và hiện nay lại có rất nhiều loại khổ giấy không phải ai cũng biết rõ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các kích thước khổ giấy phổ biến nhất để sử dụng đúng mục đích nhé! 

1. Tiêu chuẩn kích thước khổ giấy

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 216 

Minh hoạ kích thước khổ giấy theo tiêu chuẩn ISO 216

Tiêu chuẩn ISO 216 được công bố lần đầu tiên vào năm 1975 là bộ quy định về khổ giấy, phân loại các định dạng giấy khác nhau dựa trên kích thước của bảng. Tiêu chuẩn này đã trở thành chuẩn mực cho việc sản xuất và sử dụng giấy trên toàn thế giới gồm gồm 3 loại: loại giấy là A, B, C. Dưới đây là một số kích thước khổ giấy theo tiêu chuẩn ISO 216, đơn vị là mm:

Khổ giấy A: Có kích thước lớn nhất là A0, và mỗi khổ giấy sau đều có kích thước bằng một nửa kích thước của khổ giấy trước đó.

Khổ giấy B: Được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của khổ A

Khổ giấy C: Là trung bình nhân của dãy A và B tương ứng 

Tổng hợp kích thước khổ giấy trong bảng dưới đây:

Khổ giấy

Đon vị (mm)

Đơn vị (cm)

A0

841 × 1189

118.0 × 84.1

A1

594 × 841

84.1 × 59.4

A2

420 × 594

59.4 × 42

A3

297 × 420

42 × 29.7

A4

210 × 297

29.7 × 21

A5

148 × 210

21 × 14.8

A6

105 × 148

14.8 × 10.5

A7

74 × 105

10.5 × 7.4

A8

52 × 74

7.4 × 5.2

A9

37 × 52

5.2 × 3.7

A10

26 × 37

3.7 × 2.6

 

Tiêu chuẩn ISO 216 được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, giúp cho việc trao đổi tài liệu giữa các quốc gia trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. Tiêu chuẩn này phù hợp với kích thước văn bản chung như như A4, A5 phổ biến trong các văn phòng và học tập, với kích thước phù hợp cho việc in ấn, sao chụp và trao đổi tài liệu.

Tiêu chuẩn Bắc Mỹ 

Minh hoạ kích thước khổ giấy theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ

Tiêu chuẩn kích thước khổ giấy trong khu vực Bắc Mỹ thường được biết đến với các kích thước như Letter, Legal, và Tabloid trong đó Inch là đơn vị của kích thước khổ giấy do viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ đặt ra. Dưới đây là một số kích thước khổ giấy thông dụng theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ:

Letter: 8.5 inches x 11 inches (216mm x 279mm)

Legal: 8.5 inches x 14 inches (216mm x 356mm)

Tabloid (Ledger): 11 inches x 17 inches (279mm x 432mm)

Bên cạnh đó, còn có một số kích thước khác như Junior Legal (5 x 8 inches), Executive (7,25 x 10,5 inches), và ANSI series dành cho các ứng dụng kỹ thuật. Tuy nhiên, Letter, Legal và Tabloid là những kích thước phổ biến nhất trong văn phòng và in ấn tại Bắc Mỹ.

Kích thước Legal thường được sử dụng cho các tài liệu pháp lý, hợp đồng và bản ghi chép tại Bắc Mỹ. Trong khi đó kích thước Tabloid thường được sử dụng cho in poster, biển quảng cáo và các tác phẩm in ấn lớn hơn trong ngành quảng cáo và truyền thông.

2. Bảng chi tiết kích thước của các khổ giấy 

Khổ giấy A:

Cỡ

Đơn vị (mm)

Đơn vị (Inches) 

Kích thước khổ giấy A0

841 x 1189 mm

33.1 x 46.8

Kích thước khổ giấy A1

594 x 841 mm

23.4 x 33.1

Kích thước khổ giấy A2

420 x 594 mm

16.5 x 23.4

Kích thước khổ giấy A3

297 x 420 mm

11.69 x 16.54

Kích thước khổ A4

210 x 297 mm

8.27 x 11.69

Kích thước khổ giấy A5

148 x 210 mm

5.83 x 8.27

Kích thước khổ giấy A6

105 x 148 mm

4.1 x 5.8

Kích thước khổ giấy A7

74 x 105 mm

2.9 x 4.1

Kích thước khổ giấy A8

52 x 74 mm

2.0 x 2.9

Kích thước khổ giấy A9

37 x 52 mm

1.5 x 2.0

Kích thước khổ giấy A10

26 x 37 mm

1.0 x 1.5

Kích thước khổ giấy A11

18 x 26 mm

0.7 × 1

Kích thước khổ giấy A12

13 x 18 mm

0.5 × 0.7

Kích thước khổ giấy A13

9 x 13 mm

0.4 × 0.5

 

Kích thước khổ giấy B

Cỡ

Đơn vị (mm)

Đơn vị (Inches)

Kích thước khổ giấy B0

1000 x 1414

39.4 x 55.7

Kích thước khổ giấy B1

707 x 1000

27.8 x 39.4

Kích thước khổ giấy B2

500 x 707

19.7 x 27.8

Kích thước khổ giấy B3

353 x 500

13.9 x 19.7

Kích thước khổ giấy B4

250 x 353

9.8 x 13.9

Kích thước khổ giấy B5

176 x 250

6.9 x 9.8

Kích thước khổ giấy B6

125 x 176

4.9 x 6.9

Kích thước khổ giấy B7

88 x 125

3.5 x 4.9

Kích thước khổ giấy B8

62 x 88

2.4 x 3.5

Kích thước khổ giấy B9

44 x 62

1.7 x 2.4

Kích thước khổ giấy B10

31 x 44

1.2 x 1.7

Kích thước khổ giấy B11

22 x 31

 

Kích thước khổ giấy B12

15 x 22

 

 

Kích thước khổ giấy C

Cỡ

Đơn vị (mm)

Đơn vị (Inches)

Kích thước khổ giấy C0

917 x 1297

36.1 x 51.1

Kích thước khổ giấy C1

648 x 917

25.5 x 36.1

Kích thước khổ giấy C2

458 x 648

18.0 x 25.5

Kích thước khổ giấy C3

324 x 458

12.8 x 18.0

Kích thước khổ giấy C4

229 x 324

9.0 x 12.8

Kích thước khổ giấy C5

162 x 229

6.4 x 9.0

Kích thước khổ giấy C6

114 x 162

4.5 x 6.4

Kích thước khổ giấy C7

81 x 114

3.2 x 4.5

Kích thước khổ giấy C8

57 x 81

2.2 x 3.2

Kích thước khổ giấy C9

40 x 57

1.6 x 2.2

Kích thước khổ giấy C10

28 x 40

1.1 x 1.6

 

3. Các kích thước khổ giấy phổ biến

Khổ giấy A là khổ giấy được sử dụng phổ biến nhất trong các văn phòng hiện nay và được xếp theo thứ tự tăng dần từ nhỏ đến lớn: A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7

Các kích thước khổ giấy phổ biến trong in ấn

Giấy A0 kích thước

Là loại giấy lớn nhất trong chuỗi tiêu chuẩn A, có kích cỡ là 841mm x 1189mm, thích hợp cho việc in ảnh, biểu đồ lớn hoặc vẽ kỹ thuật cỡ lớn. Nó thường được sử dụng trong in ấn quảng cáo, poster, biểu đồ kỹ thuật, bản vẽ kỹ thuật lớn.

Kích thước khổ giấy A0 trong thiết kế poster

Kích thước khổ giấy A1

Bằng một nửa kích thước của khổ giấy A0 nhưng vẫn lớn đủ để hiển thị thông tin chi tiết. Kích thước chuẩn là 594mm x 841mm. khổ giấy A1 không được sử dụng rộng rãi như A0, thường được dùng để làm poster hay banner, bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kĩ thuật.

Kích thước khổ giấy A1 trong thiết kế tờ rơi

Giấy A2 kích thước

Khổ giấy A2 có kích thước là 420mm x 594mm. Tiếp tục giảm kích thước so với A1, nhưng vẫn đủ lớn cho nhiều ứng dụng. Khổ A2 thường là sự lựa chọn của người dùng để in ấn poster, in lịch hoặc dùng để in ấn trong các lĩnh vực như bán lẻ, vẽ nghệ thuật, tài liệu kinh doanh,...

Kích thước khổ giấy A2 trong thiết kế poster

Kích thước khổ giấy A3

Khổ giấy A3, nhỏ hơn A2, là một lựa chọn phổ biến cho nhiều công việc và lĩnh vực khác nhau. Với kích thước 297 x 420 mm, A3 thích hợp cho việc tạo áp phích, bảng hiệu, và vẽ tranh. Đặc biệt, với kích thước gấp đôi A4, A3 nên nó là sự lựa chọn lý tưởng để hiển thị thông tin và sáng tạo trong các dự án đồ họa và in ấn.

Khổ giấy A3 thường được sử dụng trong tranh vẽ

Kích thước khổ giấy A4

Kích thước A4 là 210 x 297 mm, là lựa chọn phổ biến nhất trong in ấn hiện nay. Thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp để in tài liệu, A4 cũng là kích thước chính được dùng cho việc sản xuất vở viết, in tờ rơi, tranh vẽ, và nhiều lĩnh vực khác.

Khổ giấy A4 thường được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực văn phòng

Kích thước khổ giấy A5

Giấy A5 kích thước nhỏ hơn giấy A3 và A4, có kích thước tiêu chuẩn là 148 x 210 mm, bằng phân nửa kích cỡ giấy A4. Đây là lựa chọn phù hợp cho việc in tờ rơi, tài liệu nhỏ, hình ảnh, và còn giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. 

Giấy A5 thường được sử dụng để làm sổ tay

Kích thước khổ giấy A6

Giấy A6 có kích thước 148 x 105 mm. Do kích thước nhỏ, người sử dụng cần xem xét kỹ trước khi in thông tin trên khổ giấy này. A6 thường được sử dụng cho in ấn Thẻ ghi chú, thẻ ghi nhớ, thẻ mời nhỏ, bưu thiếp, sổ tay bỏ túi, và sản xuất giấy vệ sinh.

Giấy A6 và A5 thường được sử dụng làm sổ tay

Kích thước khổ giấy A7

Khổ giấy A7, có kích thước 74 x 105 mm, là định dạng giấy nhỏ nhất theo tiêu chuẩn ISO 216 năm 1975. Loại giấy này thường được sử dụng cho in ấn thẻ nhỏ, thẻ ghi chú siêu nhỏ, tờ rơi, vé ca nhạc, thiệp, văn phòng phẩm, hoặc tài liệu quảng cáo.

Thẻ name card thường sử dụng khổ giấy A7

4. Vai trò của kích thước khổ giấy trong in ấn   

Hiểu rõ về kích thước khổ giấy sẽ có nhiều lợi ích như:

Phù hợp với nhu cầu in ấn: Mỗi loại khổ giấy phục vụ cho các mục đích in ấn khác nhau, từ in tài liệu thông thường đến in poster quảng cáo. Kích thước khổ giấy cần được lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung và mục đích của dự án in ấn.

Tiện lợi trong sử dụng: Kích thước khổ giấy cần phải tiện lợi để sử dụng và xử lý. Một khổ giấy quá lớn có thể làm cho việc vận chuyển và lưu trữ trở nên không thuận tiện, trong khi một khổ giấy quá nhỏ có thể làm giảm độ rõ nét của thông tin in.

Hiệu quả chi phí: Lựa chọn kích thước khổ giấy phù hợp có thể giúp tối ưu hóa chi phí in ấn. Sử dụng khổ giấy lớn hơn có thể dẫn đến lãng phí nguyên liệu, trong khi sử dụng khổ giấy nhỏ hơn có thể tăng chi phí vì cần phải in nhiều trang hơn.

Trải nghiệm người dùng: Kích thước khổ giấy cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm của người sử dụng cuối cùng. Một khổ giấy lớn có thể làm cho thông tin trở nên dễ đọc và dễ nhìn hơn, trong khi một khổ giấy nhỏ có thể phù hợp cho việc cầm nắm và xem thông tin trên di động.

Trên đây là tất cả các kích thước khổ giấy mà bạn nên biết từ những kích thước khổ giấy thường dùng là A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7 đến những kích thước khổ giấy ít sử dụng như khổ B và C. Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và ngân sách trong việc in ấn của mình. 

Theo dõi Margram để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích mỗi ngày nhé!

 >>> Bài viết liên quan:

Tổng hợp kích thước banner trên mọi nền tảng, kinh nghiệm và lưu ý thiết kế

Kích thước túi giấy phổ biến và bí kíp chọn loại túi phù hợp

Kích thước hộp yến, kích thước name card, kích thước tag quần áo