Kích thước name card chuẩn kèm các mẫu name card đẹp

 Trong thế giới kinh doanh hiện đại, name card, hay còn gọi là card visit, không chỉ đơn giản là một mảnh giấy thông thường, mà còn là một công cụ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng ban đầu và hình ảnh chuyên nghiệp cho thương hiệu cá nhân hay doanh nghiệp của bạn. Để sở hữu một ấn phẩm hoàn hảo, việc nắm rõ kích thước name card là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về kích thước chuẩn, các yếu tố cần đảm bảo và những mẫu name card đẹp để bạn tham khảo. Cùng khám phá ngay nhé!

Name card tạo hình ảnh chuyên nghiệp cho thương hiệu

1. Các kích thước card visit

Kích thước card visit đạt tiêu chuẩn

Kích thước card visit quốc tế thường thấy là 90mm x 55mm (3,54in x 2,17in) theo tiêu chuẩn ISO 7810 ID-1. Còn tại Việt Nam, kích thước name card phổ biến nhất gồm 2 loại là 90mm x 55mm hoặc 88mm x 53 mm.

Những kích thước này là tiêu chuẩn để đảm bảo tính tương thích với hầu hết các hộp đựng name card, máy quét và thiết bị đọc thẻ. Vì vậy, khi thiết kế name card, bạn nên tuân thủ các kích thước này để đảm bảo rằng name card của bạn có thể được sử dụng một cách thuận tiện và hiệu quả.

Kích thước tiêu chuẩn của thẻ card visit

Kích thước card visit trong Photoshop (Pixel)

Đối với thiết kế kỹ thuật số, kích thước name card được biểu thị bằng pixel và khi thiết kế card visit trong Photoshop ta cần cân nhắc đến độ phân giải DPI (dots per inch) của ảnh. Chỉ số ảnh DPI càng cao thì sẽ cho ra chất lượng bản in càng nét. Độ phân giải ảnh lý tưởng của một bản in offset là 300 DPI. 

Dưới đây là list 4 kích thước name card thông dụng trong Photoshop:

DPI

96 DPI

150 DPI

300 DPI

600 DPI

Kích thước (pixels)

345 x 210

540 x 330

1075 x 660

2150 x 1320

Kích thước name card trong bảng trên là kích thước đã tính thêm phần bù xén để tránh bị cắt mất thông tin khi in thành phẩm.

Kích thước card visit trong Photoshop

Kích thước card visit trong Corel hoặc Adobe Illustrator (AI)

Ngoài phần mềm Photoshop, name card còn có thể được thiết kế trên ứng dụng Corel hoặc Adobe Illustrator (AI) với kích thước name card như trong thiết kế Photoshop (90mm x 55mm) mà không cần phải lo lắng về việc cắt hoặc chỉnh sửa kích thước sau đó.

2. Các yếu tố cần đảm bảo trên name card

Khi thiết kế name card, không chỉ có kích thước mà còn có nhiều yếu tố khác cần được quan tâm để tạo ra một name card đẹp và hiệu quả. 

Các yếu tố cần có trên thẻ name card

Nội dung

Name card là một công cụ giao tiếp, vì vậy nội dung trên name card cần phải rõ ràng và dễ đọc. Thông tin cần có trên name card bao gồm:

  • Tên của bạn hoặc tên doanh nghiệp

  • Chức vụ hoặc lĩnh vực hoạt động

  • Số điện thoại di động và số điện thoại cố định

  • Địa chỉ email

  • Địa chỉ văn phòng hoặc địa chỉ website (nếu có)

  • Logo của doanh nghiệp (nếu có)

Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm các thông tin khác như slogan, mạng xã hội, hoặc thông tin cá nhân khác tùy theo mục đích sử dụng của name card.

Thiết kế

Thiết kế name card cần hài hòa, dễ nhìn

Thiết kế name card cần phải có bố cục cân đối, hài hòa, đơn giản và dễ nhìn, tránh quá nhiều chi tiết hoặc màu sắc. Bạn có thể sử dụng các hình ảnh hoặc biểu tượng để làm nổi bật và tạo điểm nhấn cho name card của mình. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng các hình ảnh này không làm mất đi tính chuyên nghiệp của name card.

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn font chữ phù hợp và dễ đọc để thông tin trên name card được hiển thị một cách rõ ràng và chuyên nghiệp. 

Màu sắc

Màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng trong thiết kế name card. Bạn nên chọn màu sắc phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp hoặc theo màu sắc chủ đạo của logo. Tránh sử dụng quá nhiều màu sắc trên name card để tránh gây khó chịu cho người nhìn và ưu tiên sử dụng màu sắc tương phản để tạo được điểm nhấn.

Màu sắc thẻ name card tạo ấn tượng, dễ ghi nhớ cho người nhìn

Chất liệu

Chất liệu của name card cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng và độc đáo cho name card của bạn. Hiện nay, có rất nhiều loại chất liệu để làm name card như: 

  • Giấy mỹ thuật (giấy crafts): có màu vintage theo phong cách cổ điển, truyền thống.
  • Giấy Bristol: chất dày, xốp, bề mặt bóng, mịn và bám mực tốt.
  • Giấy Couches: chất mịn, cho ra hình ảnh, màu sắc rõ ràng, chính xác.
  • Giấy Crystal: một mặt bóng, một mặt nhám, tạo cảm giác cầm tay chắc chắn.

Những loại giấy này đều có chất lượng cao với độ dày phù hợp (250gsm - 300gsm) để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ của name card khi in ấn. 

Cá nhân/doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn cán màng mờ hoặc bóng card visit tùy nhu cầu để tạo cảm giác sang trọng, tinh tế, phù hợp với phong cách và ngành nghề của doanh nghiệp.

In ấn

Quy trình in ấn là yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm cuối cùng. Cá nhân/doanh nghiệp nên chọn một đơn vị in ấn uy tín và có kinh nghiệm để đảm bảo rằng name card được in chính xác và đạt chất lượng tốt nhất. Màu sắc trên name card sau khi in ấn cần phải gần nhất với màu sắc trong file thiết kế.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công nghệ in ấn mới như in UV, in nổi 3D, in kim loại,... để tạo sự độc đáo, tăng tính sang trọng và thu hút cho name card của mình.

Name card in nổi 3D

3. Mẫu name card đẹp

Một số mẫu name card đẹp phổ biến hiện nay:

Mẫu name card với thiết kế đơn giản, tinh tế
Mẫu name card với thiết kế sang trọng, đẳng cấp
Mẫu thiết kế name card tối giản
 Mẫu name card với thiết kế sáng tạo, nghệ thuật
Mẫu name card với thiết kế in nổi 3D

Kết luận

Bài viết đã đề cập đến những kích thước name card phổ biến và các yếu tố cần đảm bảo khi thiết kế name card. Việc lựa chọn kích thước và thiết kế name card phù hợp sẽ giúp tạo ấn tượng và ghi nhớ tốt với khách hàng, đồng thời tạo sự chuyên nghiệp và độc đáo cho doanh nghiệp của bạn. Hãy cân nhắc và lựa chọn một mẫu name card đẹp và hiệu quả để giao tiếp và quảng bá thương hiệu của bạn một cách tốt nhất.

Theo dõi Margram để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích mỗi ngày nhé!

>>> Bài viết liên quan:

Bảng chi tiết các kích thước khổ giấy A0, A1, A2. A3, A4, A5, A6, A7 trong in ấn

Tổng hợp kích thước banner trên mọi nền tảng, kinh nghiệm và lưu ý thiết kế

Kích thước túi giấy phổ biến và bí kíp chọn loại túi phù hợp