Đại chiến in offset và in kỹ thuật số

Trước nhu cầu sản xuất, tiêu dùng ngày càng cao, việc thiết kế, sản xuất bao bì sản phẩm ngày càng bùng nổ, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá sản phẩm, thương hiệu đến khách hàng. Tuy nhiên, để có được “chiếc áo” hoàn hảo nhất cho sản phẩm của mình, bạn cần nắm được những thông tin cơ bản nhất về chất liệu giấy, hình dáng kích thước hay những kỹ thuật in ấn đơn giản. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Margram để có thể phân biệt hai kỹ thuật in ấn phổ biến nhất hiện nay: in offset và in kỹ thuật số nhé!

In offset là gì?

in-offset-va-in-ky-thuat-so
In offset là quá trình in ấn phẳng, hình ảnh dính mực in được ép từ tấm offset rồi mới ép lên giấy (Nguồn: Printi)

In offset được hiểu đơn giản là quá trình in ấn phẳng, trong đó hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su offset rồi sau đó ép từ tấm cao su lên mặt giấy. Quá trình in offset phải trải qua 5 bước quy trình nghiêm ngặt từ thiết kế bản in, xuất phim, phơi bản kẽm, in offset cho đến các bước gia công sau in. In offset có nhiều ưu điểm nổi bật, đặc biệt phù hợp với lĩnh vực in ấn thương mại hiện nay.

In kỹ thuật số là gì?

in-offset-va-in-ky-thuat-so
In kỹ thuật số sử dụng các trục lăn điện tích (Nguồn: ImageFusion)

Nếu in offset sử dụng công nghệ in gián tiếp từ các tấm cao su offset lên mặt giấy thì in kỹ thuật số là bước cải tiến đáng kể trong lĩnh vực in ấn, trong đó các hình ảnh kỹ thuật số được phân tích và đưa vào in ấn trực tiếp. In kỹ thuật số sử dụng các trục lăn điện tích hay còn gọi là trống (Drum) để áp mực lên giấy, hình ảnh được truyền xuống trống dưới dạng điện tích để hút mực rồi áp lên giấy, cuối cùng đi qua bộ phận sấy.

Toàn bộ quá trình in kỹ thuật số được tự động hóa hoàn toàn, máy móc sẽ xử lý số liệu, phân tích và tự động pha màu rồi thực hiện in. In kỹ thuật số ngày nay được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực in ấn chuyên nghiệp, số lượng ít.

In offset hay in kỹ thuật số?

Trên thực tế, cả in offset và in kỹ thuật số đều là những kỹ thuật in ấn chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu in ấn bao bì ngày càng đa dạng hiện nay. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu, mong muốn hay đặc điểm riêng biệt của sản phẩm, mỗi kỹ thuật in lại có những ưu nhược điểm khác nhau, phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau.

in-offset-va-in-ky-thuat-so
In offset và in kỹ thuật số đều có những ưu nhược điểm nhất định (Nguồn: Graphic Arts)

Chất lượng màu sắc

Việc màu sắc chuẩn xác của cả hai kỹ thuật in này đều khá khách quan, chưa có kết luận chính xác nhất.

Việc in offset có hệ thống quản lý màu sắc rõ ràng nên màu in thường khá chính xác, sắc nét. Nhưng điều này chỉ đúng trong trường hợp người thợ in lành nghề, có khả năng quyết định chính xác thứ tự in các bản kẽm, hay các yếu tố môi trường, nhiệt độ tối ưu. In kỹ thuật số phụ thuộc vào dòng máy và mực in để đưa ra chất lượng màu sắc tối ưu nhất.

Ngoài ra, in offset sử dụng mực nước nên sau khi in mực sẽ thấm vào bề mặt giấy trong khi in kỹ thuật số sử dụng màu bột nên mực sẽ nằm trên bề mặt giấy, tạo độ bóng hơn hẳn các mẫu sản phẩm in offset.

Chi phí in ấn

Nếu bạn có nhu cầu in ấn khối lượng thấp thì in kỹ thuật số là lựa chọn hoàn hảo nhất.

Ngược lại, nếu bạn có nhu cầu in ấn số lượng lớn thì in offset được đánh giá tối ưu hơn cả về mặt chi phí.

Thời gian

in-offset-va-in-ky-thuat-so
In offset có nhiều ưu điểm về thời gian với những đơn hàng số lượng lớn (Nguồn: Sossystem)

In kỹ thuật số nhanh và tiết kiệm thời gian hơn nhiều, đặc biệt thuận tiện với các dự án thường xuyên thay đổi các sản phẩm in ấn. Những sản phẩm in ấn bằng kỹ thuật số có thể được hoàn thiện ngay trong vòng 1 ngày khi nhận lệnh in. Ngoài ra, quá trình in kỹ thuật số còn cho phép hiệu chỉnh hình ảnh ngay trong quá trình máy chạy.

Trong khi đó, quá trình in offset cần nhiều thời gian chuẩn bị khuôn, bản kẽm (ít nhất 2 đến 3 ngày) hay gia công sau in. Bên cạnh đó, thời gian in một bản khá lâu, do phải lần lượt qua các màu mực mới ra được bản hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nếu bạn cần in số lượng lớn thì in offset lại có những ưu điểm đáng kể về mặt thời gian hoàn thành.

Tác động đến môi trường

In kỹ thuật số đảm bảo kiểm soát tốt số lượng bản in cần thiết, do đó tránh được những lãng phí không đáng có trong quá trình in ấn. Bởi vậy, in kỹ thuật số giúp giảm lượng chất thải ra môi trường.

Chất lượng của in offset phụ thuộc phần lớn vào tay nghề kinh nghiệm của những người thợ gia công. Thông thường, quá trình in offset thường tính thừa giấy khoảng 200 tờ in để bù hao cho những sai xót xảy ra khi màu in chưa chuẩn. Do đó, lượng giấy thải ra môi trường nhiều hơn đáng kể so với in kỹ thuật số.

in-offset-va-in-ky-thuat-so
Hộp đựng quà Tết Margram sử dụng công nghệ in offset

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của Margram, bạn đã có cái nhìn cơ bản nhất để nhận định hai kỹ thuật in ấn: in offset và in kỹ thuật số để có được sự lựa chọn tối ưu nhất dành cho mình. Hãy liên hệ với Margram ngay hôm nay để được tư vấn và đồng hành, kiến tạo những giải pháp bao bì tối ưu nhất nhé!

Margram - Nhà Phát Triển Nhãn Hiệu & Bao Bì Chuyên nghiệp

Mọi thông tin xin liên hệ :

Địa chỉ: 389 Trương Định, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0943.505.665 - 0944.505.665

Email: sales@margram.vn