Chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy backdrop xuất hiện ở một nơi nào đó. Nó là một phần không thể thiếu trong các buổi tiệc, sự kiện… Tuy vậy nhiều người vẫn nhầm lẫn background và backdrop. Vậy backdrop là gì? Nó có công dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Backdrop là gì?
Backdrop hiểu đơn giản chính là phông nền của một bức tranh, hình ảnh hoặc sự kiện. Tại các sự kiện, tiệc tùng, backdrop thường được đặt tại vị trí trung tâm, thường là giữa sân khấu để tất cả mọi người đều nhìn thấy.
2. Công dụng của backdrop
Trong bất kỳ sự kiện nào, Backdrop luôn đóng vai trò nổi bật, thu hút ánh nhìn khi được bố trí tại các vị trí trọng yếu. Sự hiện diện của Backdrop không chỉ làm tăng sự chú ý của khách tham dự mà còn giúp họ dễ dàng nắm bắt được chủ đề, thông điệp sự kiện, cũng như thông tin từ nhà tài trợ và ban tổ chức. Chính vì thế, Backdrop trở thành một yếu tố không thể thiếu trong việc truyền tải thông điệp và quảng bá sự kiện, nhờ vào những đặc điểm nổi bật mà nó mang lại.
3. Những đặc trưng của Backdrop
Backdrop có thể mang nhiều ý nghĩa và công dụng khác nhau tùy thuộc vào mục đích của sự kiện và ý tưởng của người thiết kế. Tuy vậy, bất kể cách sử dụng, Backdrop vẫn luôn giữ những chức năng cơ bản vốn có để tạo nên đặc trưng riêng của nó như sau:
Tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người tham dự:
Backdrop với thiết kế ấn tượng và nổi bật có khả năng truyền tải thông điệp của chương trình một cách hiệu quả, giúp thu hút sự chú ý của khách tham gia và làm nổi bật giữa đám đông.
Truyền đạt thông điệp sự kiện một cách rõ ràng:
Các thông tin hiển thị trên backdrop sẽ giúp người xem dễ dàng hiểu được nội dung và thông điệp chính của sự kiện, mang đến trải nghiệm trực quan và sinh động.
Quảng bá thương hiệu hiệu quả:
Backdrop không chỉ chứa thông tin về thương hiệu và sản phẩm mà còn là điểm nhấn thu hút mọi người chụp ảnh lưu niệm. Những bức ảnh này khi được chia sẻ trên mạng xã hội sẽ góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao nhận diện trong cộng đồng.
Tăng cường hiệu quả trang trí:
Backdrop không chỉ làm đẹp cho không gian sự kiện mà còn thể hiện sự đầu tư và chuyên nghiệp của ban tổ chức, góp phần nâng cao chất lượng tổng thể của chương trình.
4. Backdrop và background khác nhau như thế nào?
Backdrop:
-
Thường được thiết kế nhằm mục đích trang trí và truyền tải thương hiệu, nó bao gồm các yếu tố như màu sắc, hình ảnh, chữ viết để tạo nên không gian độc đáo.
-
Backdrop có kích thước nhỏ hơn thường được làm bằng các chất liệu như pp, decal, hiflex.
-
Backdrop thường được cố định ở vị trí trung tâm, được treo hoặc đặt lên sân khấu.
Background:
-
Cũng là phông nền nhưng có kích thước lớn hơn, có thể bao gồm toàn bộ không gian xung quanh như hội trường, khu vực triển lãm, phòng hội nghị.
-
Dùng nhiều chất liệu khác nhau, được căng sau sân khấu.
-
Background có thể bao gồm không gian xung quanh sự kiện và có tính di động, đôi khi tuỳ vào việc di chuyển của khách mời hoặc dạng sự kiện.
5. Các loại backdrop phổ biến
Backdrop làm từ Hiflex
Chất liệu bạt hiflex thực chất là một loại nhựa PVC cao cấp, thường rất bền và có khả năng chống mài mòn, chống nước. Ưu điểm này làm cho backdrop có thể được sử dụng ngoại trời mà không lo lắng về tác động của thời tiết, đặc biệt là khi sự kiện diễn ra dưới mưa hoặc có độ ẩm.
Backdrop làm từ Hiflex thường là một chất liệu rất phù hợp để in ấn. Nó giúp cho hình ảnh, thông tin trên backdrop được hài hoà và sắc nét. Bên cạnh đó, chất liệu này rất nhẹ và linh hoạt giúp cho việc vận chuyển và lắp đặt dễ dàng và thuận tiện. Với đặc tính linh hoạt, chúng có thể được cuộn gọn lại để tiết kiệm không gian khi chưa dùng đến
Backdrop làm bằng PP
Backdrop làm bằng PP một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực in gia công kỹ thuật số. Nó là Polypropylene (PP), một loại nhựa thermoplastic. Ưu điểm lớn nhất của chất liệu PP là nhẹ, bền và ít bị rách khi co kéo. Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn tối ưu cho các sự kiện di động và triển lãm.
Tương tự như chất liệu Hiflex thì chất liệu PP cũng có tính năng chống nước và độ sắc nét cao, có thể dùng trong các sự kiện ngoài trời. Bên cạnh đó, PP là một loại nhựa có thể tái chế và có giá trị kinh tế, giúp làm giảm chi phí sản xuất backdrop so với một số vật liệu khác.
Backdrop làm từ Format (Formex)
Backdrop từ chất liệu Format hay còn gọi là Formex là một lựa chọn phổ biến trong lĩnh vực làm bối cảnh sự kiện, sân khấu, quảng cáo, và nghệ thuật trình diễn… Chất liệu này còn còn được gọi với những cái tên khác như tấm Foam, tấm Form, tấm Format – Formex,…
Đặc điểm nhận dạng của backdrop làm từ Format là dễ cắt, bẻ, và làm việc với nó để tạo ra các hình dạng và chi tiết phức tạp, làm cho nó lựa chọn phổ biến cho các backdrop có thiết kế sáng tạo như đám cưới, trình diễn thời trang… Bên cạnh đó, Foam có thể được sử dụng để tạo ra hiệu ứng 3D và làm cho thiết kế có chiều sâu nhằm tăng thêm tính sinh động và nổi bật.
Backdrop làm từ vải canvas
Backdrop làm từ vải canvas thường mang lại sự chuyên nghiệp và chất lượng cao cho sự kiện. Vải canvas có độ bám mực tốt, bền màu theo thời gian nếu được bảo quản đúng cách. Nó giúp người nhìn cảm nhận được sự tự nhiên và chân thực nên thường được sử dụng các sự kiện như hình ảnh chụp hình, sự kiện cưới, triển lãm nghệ thuật, và các sự kiện chuyên nghiệp khác.
5. Top 10 mẫu backdrop đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay
Backdrop Màu Đen/Trắng: Đơn giản và tinh tế, thích hợp cho nhiều loại chủ đề và mục đích khác nhau
Backdrop hoa văn tự nhiên: Sử dụng hoa văn, các hình ảnh thiên nhiên gần gũi, mềm mại và nhẹ nhàng, thường sử dụng trong backdrop tết, đám cưới.
Backdrop Geometric Hiện Đại: Sử dụng các hình học như tam giác, đường thẳng và hình vuông, tăng tính hiện đại và trực quan cho thiết kế, thường được sử dụng tại các sự kiện, quảng bá sản phẩm công nghệ.
Backdrop Gradient Màu Sắc: Đây là loại backdrop mang hơi hướng nghệ thuật và rất nổi bật, do vậy, nó thường được sử dụng cho các sân khấu nghệ thuật, trình diễn thời trang.
Backdrop Chụp Hình Sự Kiện: Thường là 3D hoặc mô phỏng không gian nổi tiếng ví dụ như backdrop trung thu, sinh nhật.
Backdrop Vintage và Retro: Thể hiện sự giản dị nhưng không kém phần tinh tế. Đây cũng là loại backdrop thường được sử dụng trong đám cưới, chụp hình.
Backdrop Cổ Điển Hội Họa: Sử dụng các mẫu hoa văn, họa tiết để tạo điểm nhấn và sự sinh động, thường phổ được dùng phổ biến tại các sân khấu nghệ thuật.
Backdrop Đèn Neon: Vừa hiện đại lại mang tính nghệ thuật, loại backdrop này thể hiện sự chuyên nghiệp, đầu tư của chương trình
Backdrop vải xếp lớp: Tạo hiệu ứng chiều sâu và chất liệu, thường được sử dụng trong chụp hình chân dung và quảng cáo, tiệc cưới...
Trên đây là những thông tin giúp bạn biết được backdrop là gì, cũng như phân biệt được backdrop và bacground. Margram mong rằng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích khi lựa chọn làm backdrop cho sự kiện của mình. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ tới Margram để được giải đáp nhé!
Hơn 100+ lời chúc Trung thu đa dạng cho mọi đối tượng
Hộp âm dương là gì? Tất tần tật những điều cần biết về hộp âm dương
Tất tần tật các loại đèn trung thu và ý nghĩa ẩn giấu
Top 5 kịch bản Trung thu 2024 siêu ấn tượng
Giải mã bí ẩn đằng sau màu xanh than
Bánh trung thu Hải Phòng - Nét đặc sắc không thể bỏ qua
4 cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu đơn giản
MARGRAM - Hộp bánh trung thu cao cấp dẫn đầu mọi mùa trăng
Đừng bỏ lỡ: Top bánh trung thu loại nào ngon nhất 2024 này
Top 15 trò chơi trung thu vui nhộn không thể bỏ lỡ
Top những ý tưởng trang trí trung thu 2024 không thể bỏ qua
15+ mẫu bao bì bánh trung thu đẹp và sang trọng kèm địa chỉ in ấn uy tín
4 tips phối bảng màu vàng chuẩn kèm 10 bảng màu hot nhất năm
8 cách phối bảng màu tím đơn giản và sáng tạo nhất cho mọi thiết kế
6 cách phối màu đơn giản, dễ hiểu kèm 30 bảng màu hot nhất hiện nay
Phân loại bao bì giấy: Các loại bao bì giấy được sử dụng thông dụng nhất hiện nay
Khám phá ý nghĩa và cách bày trí mâm ngũ quả Trung thu đơn giản nhất
Vẽ bánh trung thu đơn giản - Hướng dẫn từ A-Z
Giá bánh trung thu 2024 - Đa dạng cho mọi túi tiền!
Khám phá BST độc đáo chỉ có tại bánh trung thu Thu Hương 2024