Bật mí mẹo phối bảng màu tương phản mang lại hiệu ứng bắt mắt nhất

Ngày nay, việc sử dụng những màu sắc tương phản để tô điểm cho sản phẩm đã không còn quá xa lạ trong giới thiết kế. Tuy nhiên không phải ai cũng thành thạo cách phối màu vô cùng phức tạp và táo bạo này, cũng như không phải sản phẩm nào sử dụng bảng màu tương phản cũng tạo được hiệu ứng tốt nhất và nổi bật nên thông điệp mà người thiết kế muốn truyền đạt.

Trong bài viết này, hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết hơn về bảng màu tương phản và các cách phối màu tương phản đẹp và phù hợp nhất nhé!

1. Bảng màu tương phản

Bảng màu tương phản là gì?

Bảng màu tương phản là sự kết hợp của các gam màu đối lập nhau hoặc gần đối lập trên bánh xe màu sắc, tức hai màu sắc nằm đối diện nhau trên đường thẳng đi qua tâm vòng tròn màu sắc. 

Các màu trong bảng màu tương phản khi đặt cạnh nhau trong một tổng thể lại làm nổi bật cho nhau, thu hút ánh nhìn của người xem.

Các màu tương phản trên bánh xe màu sắc

Tuy nhiên đôi khi không phải cứ áp dụng cặp màu tương phản đối nhau trong vòng tròn màu sắc sẽ được sản phẩm với màu phối ưng ý. Ngược lại, cặp màu tương phản có thể sẽ mang lại hiệu ứng màu sắc gây chói mắt, khó chịu cho người nhìn nếu không biết phối màu đúng cách.

Đặc trưng của bảng màu tương phản

Các màu tương phản nhau trong bảng màu tương phản thường:

  • Có sự đối lập nhau rõ ràng

Tương phản mạnh mẽ là đặc trưng nổi bật nhất của bảng màu này. Khi đặt cạnh nhau, các màu tương phản tạo ra sự đối lập về độ sáng, sắc thái và nhiệt độ, tạo sự tương phản mạnh mẽ về mặt thị giác, giúp thu hút sự chú ý của người xem và tạo điểm nhấn cho thiết kế.

  • Có khả năng tạo ra sự cân bằng, hài hòa

Khi được sử dụng hợp lý, bảng màu tương phản có thể tạo ra sự cân bằng và hài hòa cho thiết kế. Ví dụ, ta có thể sử dụng màu sáng làm nền cho màu tối để tạo điểm nhấn, hoặc sử dụng màu nóng và màu lạnh để cân bằng cảm xúc.

  • Được sử dụng để truyền tải thông điệp

Mỗi cặp màu tương phản mang ý nghĩa riêng biệt, giúp người thiết kế truyền tải thông điệp hiệu quả. Bên cạnh đó, sử dụng bảng màu tương phản trong thiết kế còn nâng cao độ nhận diện cho các sản phẩm và thương hiệu. Việc sử dụng các màu tương phản đặc trưng giúp sản phẩm trở nên nổi bật và dễ nhận diện trong đám đông.

Sự đa dạng trong ứng dụng của bảng màu tương phản

Sự đa dạng trong ứng dụng giúp bảng màu tương phản trở thành một công cụ linh hoạt trong việc tạo ra các sản phẩm độc đáo và ấn tượng trong nhiều lĩnh vực như thiết kế đồ họa, trang trí nội thất, thời trang, quảng cáo và marketing, v.v. 

Ví dụ: Logo của Coca-Cola là một ví dụ điển hình về việc sử dụng hiệu quả màu sắc tương phản đỏ và trắng tạo điểm nhấn, giúp logo trở nên nổi bật và dễ nhớ, dễ tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Logo của Coca Cola nổi bật nhờ sử dụng màu tương phản

2. Cặp màu tương phản là những cặp nào?

Cặp màu tương phản (hay contrasting colors) là bộ đôi hai màu đối diện nhau trên bánh xe màu sắc, tạo ra sự đối lập lớn về màu sắc, làm nổi bật không gian và chủ thể, giúp sản phẩm trở nên thu hút người xem hơn. 

Cùng điểm qua một số cặp màu tương phản phổ biến:

Đen và trắng

Đen và trắng là hai mã màu tương phản phổ biến rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong đa dạng các lĩnh vực.

Hai màu này sở hữu sức hút mãnh liệt bởi sự đối lập hoàn hảo trên bánh xe màu. Khi đặt cạnh nhau, chúng tạo nên hiệu ứng thị giác ấn tượng nhưng vẫn giữ được nét thanh nhã và lịch sự. Chúng tạo nên sự hài hòa tinh tế, mang đến cảm giác sang trọng và đẳng cấp cho tác phẩm.

Sự kết hợp đầy tinh tế của cặp màu đen và trắng

 

Đỏ và xanh lá cây

Sự kết hợp giữa màu đỏ rực rỡ và xanh lá cây tươi mát tạo nên một cặp màu tương phản đầy ấn tượng. Màu đỏ của sự năng động, nhiệt huyết, kết hợp với màu xanh lá cây mang đến cảm giác tươi mới, tràn đầy sức sống và nguồn năng lượng tích cực.

Đỏ và xanh chính là sự kết hợp hoàn hảo trong bảng màu tương phản

 

Vàng và tím

Vàng và tím là một sự kết hợp độc đáo giữa hai gam màu ấm áp và sâu lắng. Sự kết hợp giữa vàng và tím tạo ra một không gian độc đáo, phong cách và lôi cuốn, phù hợp cho các dự án thiết kế đồ họa, trang trí nội thất hoặc thiết kế thời trang.

Sự bí ẩn, cuốn hút khi đặt màu vàng cạnh màu tím

 

3. Cách phối màu trong bảng màu tương phản

Cặp màu tương phản là cặp hai màu đối nhau trên bánh xe màu sắc, thường là một màu nóng và một màu lạnh. Khi đặt hai màu tương phản cạnh nhau, ta thường được hiệu ứng màu sắc nổi bật thu hút thị giác người nhìn.

Để phối được cặp màu tương phản đẹp, hài hòa và chất lượng, hãy cùng điểm qua một vài cách phối màu sau:

Phối màu cơ bản

Màu cơ bản hay còn gọi là màu cấp 1 trong hệ thống màu sắc. Theo lý thuyết, màu cơ bản gồm ba màu không thể pha trộn từ các màu khác là vàng (yellow), xanh (blue) và đỏ (red). 

Từ ba màu cơ bản này, ta có thể pha trộn với các tỉ lệ khác nhau để tạo thành những màu sắc mới khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng.

 

Phối màu cấp 2

Màu cấp 2 hay còn gọi là màu thứ cấp là những màu được tạo ra bằng cách pha trộn hai màu cơ bản theo tỷ lệ bằng nhau. Ba màu cấp 2 bao gồm:

  • Tím (purple): Pha trộn từ màu đỏ và màu xanh dương.

  • Cam (orange): Pha trộn từ màu đỏ và màu vàng.

  • Xanh lá (green): Pha trộn từ màu xanh dương và màu vàng.

 

Phối màu cấp 3

Màu cấp 3 hay còn gọi là màu trung gian, là những màu được tạo ra bằng cách pha trộn một màu cơ bản với một màu cấp 2 theo tỷ lệ 1:1. Có 6 màu cấp 3 bao gồm:

  • Cam đỏ: Pha trộn giữa màu đỏ và cam.

  • Đỏ tím: Pha trộn giữa màu đỏ và tím.

  • Tím lam: Pha trộn giữa màu tím và xanh dương.

  • Xanh lục lam: Pha trộn giữa màu xanh dương và xanh lá cây.

  • Vàng lục: Pha trộn giữa màu xanh lá cây và vàng.

  • Vàng cam: Pha trộn giữa màu vàng và cam.

 

4. Cách phối màu tương phản trong thiết kế

Phối màu tương phản là sử dụng các màu đối lập nhau trên bánh xe màu để tạo điểm nhấn, thu hút sự chú ý và truyền tải thông điệp hiệu quả cho sản phẩm. Một số thủ thuật phối màu tương phản trong thiết kế:

Phối màu tương phản trực tiếp

Đây là cách phối màu trực tiếp dùng cặp hai màu đối lập nhau trong bánh xe màu sắc. Ví dụ: đỏ - xanh lá, cam - xanh dương, vàng - tím, v.v.

Cách phối màu này tạo sự tương phản mạnh mẽ nhất, thu hút sự chú ý và tạo điểm nhấn cho thiết kế.

Phối màu tương phản trực tiếp tạo ra sự chú ý mạnh mẽ

 

Phối màu tương phản bổ sung

Đây là cách phối màu theo hình chữ T trong bánh xe màu sắc. Cụ thể, khi lựa chọn phối màu cho sản phẩm, ta sẽ sử dụng một màu chính và hai màu bên cạnh màu đối lập của nó trên bánh xe màu. 

Ví dụ: đỏ - xanh lá - vàng lục, cam - xanh dương - tím lam.

Cách phối màu này tạo sự hài hòa và cân bằng hơn so với phối màu tương phản trực tiếp.

Cách phối màu tương phản bổ sung

 

Phối màu tương phản xạ

Đây là một kỹ thuật phối màu sử dụng hai màu nằm cạnh màu đối lập của màu gốc trên bánh xe màu sắc. Cách phối màu này mang đến sự hài hòa và tinh tế hơn so với phối màu tương phản trực tiếp, tuy không mạnh mẽ như phối màu tương phản trực tiếp, phối màu tương phản xa vẫn tạo ra sự tương phản đủ để thu hút sự chú ý và tạo điểm nhấn.

Phối màu tương phản theo hình tam giác

Đây là kỹ thuật sử dụng ba màu nằm cách đều nhau trên bánh xe màu, tạo thành một hình tam giác đều. Cách phối màu này thường được ứng dụng trong trang trí nội thất nhà cửa, ba màu tương ứng với màu sơn tường, nội thất và đồ trang trí.

Cách phối màu tương phản theo hình tam giác

 

Kết luận

Sự kết hợp chính xác giữa bảng màu tương phản sẽ giúp tạo ra một không gian cân đối và hài hòa, làm cho sản phẩm trở nên hấp dẫn và dễ nhìn hơn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm rõ được những thủ thuật cơ bản để phối bản màu tương phản sao cho đẹp và phù hợp nhất.

Theo dõi Margram để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích mỗi ngày nhé! 

>>> Bài viết liên quan:

"Bật mí tips phối bảng màu cơ bản hoàn hảo không thể bỏ qua"

"Bí quyết xác định bảng màu sắc chuẩn dành cho bạn"

"Bảng màu RGB là gì? Ứng dụng và một số cách phối màu phù hợp"