Màu sắc là một phần tuyệt diệu của cuộc sống, nó chính là nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật và thiết kế. Mỗi màu sắc ẩn chứa một ý nghĩa và một cảm xúc riêng. Bên cạnh sự phong phú của màu sắc thì bảng màu cơ bản đã trở thành một bộ công cụ quan trọng, giúp chúng ta hiểu biết,, tạo ra, và truyền đạt thông điệp của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 7 màu sắc cơ bản và những nguyên tắc phối màu đơn giản để tạo ra những màu sắc mới độc đáo. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Sự ra đời của bảng màu sắc 7 màu cơ bản
Cùng nhìn lại nguồn gốc của bảng màu 7 màu cơ bản, một tác phẩm nghệ thuật có nguồn gốc khoa học của thế kỷ XVII, để khám phá sự đa dạng và sức mạnh của màu sắc trong cuộc sống và sự sáng tạo của con người ngày nay.
Bảng pha màu cơ bản thường được liên kết với Isaac Newton (1666), trong một thí nghiệm nổi tiếng, Isaac Newton chiếu ánh sáng trắng qua một lăng kính phân tán và quan sát dải màu cầu vồng xuất hiện. Các màu này là đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương, chàm và tím. Bảng màu gồm 7 màu sắc này đã trở thành một phần quan trọng trong nghệ thuật và thiết kế, được sử dụng rộng rãi đến ngày nay nhờ cách phối linh hoạt, dễ dàng của bảng màu cơ bản.
2. Ý nghĩa đặc biệt của bảng màu cơ bản
Bảng phối màu cơ bản được phân chia thành 2 nhóm, bao gồm gam màu nóng và gam màu lạnh. Gam màu nóng và gam màu lạnh đều đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt cảm xúc và ý nghĩa trong nghệ thuật và thiết kế.
Gam màu nóng, gồm các màu như đỏ, cam và vàng, thường mang lại cảm giác năng động, nhiệt huyết và ấm áp. Trong khi đó, gam màu lạnh bao gồm các màu như xanh dương, xanh lá cây và tím, thường mang lại cảm giác yên bình, tĩnh lặng và sự tinh tế. Nếu bạn muốn sử dụng màu sắc vào đúng ngữ cảnh và mang lại kết quả tốt nhất, hãy xem chi tiết ý nghĩa của bảng phối màu cơ bản dưới đây:
Màu sắc cơ bản - Đỏ:
-
Ý nghĩa: Màu của sự nổi bật, may mắn và chiến thắng. Màu đỏ thu hút sự chú ý của người nhìn và thường được liên kết với tình yêu, sự sôi động và quyết đoán. Trong tâm lý học, màu đỏ kích thích giác quan của người nhìn, khơi dậy những cảm xúc tích cực và năng lượng.
-
Ứng dụng: Thường được sử dụng để làm nổi bật và tạo điểm nhấn. Trong văn hóa, có thể biểu hiện sự may mắn và phú quý.
Ví dụ như Coca-Cola xem màu đỏ là một phần quan trọng của nhận diện thương hiệu. Bất kỳ lọ, lon hoặc bao bì sản phẩm nào chứa đựng đồ uống Coca-Cola đều thường xuất hiện với màu đỏ đặc trưng, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và liên kết sản phẩm với thương hiệu.
Màu sắc cơ bản - Cam:
-
Ý nghĩa: Thể hiện sự năng động, sáng tạo, lạc quan và sự khích lệ.
-
Ứng dụng: Thường được sử dụng để làm nổi bật sản phẩm hoặc thông điệp, đặc biệt là trong thiết kế đồ họa và quảng cáo
Ví dụ như thương hiệu Nike trong chiến dịch "Just Do It," đã kết hợp của nhiều màu sắc, trong đó có màu cam để thúc đẩy tinh thần lạc quan, sự quyết tâm và đam mê trong việc đạt được mục tiêu cá nhân. Chiến lược quảng cáo sáng tạo, thông điệp mạnh mẽ và sự liên kết chặt chẽ với các vận động viên nổi tiếng thường giúp Nike duy trì vị thế mạnh mẽ trong ngành công nghiệp thể thao và giày dép thời trang.
Màu sắc cơ bản - Vàng:
- Ý nghĩa: đại diện cho sự ấm áp, tươi mới. Màu vàng thường tạo nên một không khí tích cực, nâng cao tinh thần, và kích thích sự lạc quan. Nó có thể giúp giảm căng thẳng và tạo ra cảm giác thoải mái.
-
Ứng dụng: Thường được dùng để thể hiện sự năng động và tích cực. Cũng thường xuất hiện trong các biểu tượng về sự giàu có và đẳng cấp.
Màu Xanh Lá Cây:
-
Ý nghĩa: mang đến niềm tin và hoà bình, nó cũng thể hiện cho sự đúng đắn và chắc chắn. Xanh lá cây thường tạo nên cảm giác yên bình và sự an tâm. Nó có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện tập trung và tạo ra một không gian tinh thần lành mạnh.
-
Ứng dụng: Thường được sử dụng trong các lĩnh vực liên quan đến thiên nhiên, môi trường, y tế và thể thao. Gần đây, xanh lá cây cũng thường được sử dụng để đại diện cho sự bền vững và chăm sóc môi trường.
Minh chứng tiêu biểu là Starbuck sử dụng màu xanh để thể hiện sự cam kết của họ đối với môi trường và nguồn gốc bền vững của các sản phẩm.
Màu sắc cơ bản - Xanh dương:
-
Ý nghĩa: Thể hiện sự tinh tế, yên bình, tự do và sự rõ ràng. Nó có thể giúp giảm căng thẳng, tăng cường sự tập trung và thư giãn tâm lý.
-
Ứng dụng: Thường được sử dụng trong các thiết kế nội thất để tạo ra không gian thoải mái và trấn an. Trong quảng cáo, xanh dương thường được kết hợp với các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến sự hiện đại và sang trọng.
Màu sắc cơ bản - Màu Chàm (tím):
-
Ý nghĩa: Thể hiện sự quý phái, sự tinh tế và sáng tạo. Với tâm lý con người, màu tím thường kích thích tư duy sáng tạo và tạo ra một không gian nghệ thuật.
-
Ứng dụng: Thường được sử dụng trong thiết kế đồ họa và quảng cáo để tăng cường sự sang trọng và độ độc đáo. Cũng thường xuất hiện trong các sản phẩm và dịch vụ mang tính chất đặc biệt.
Màu sắc cơ bản - Màu hồng:
-
Ý nghĩa: Tượng trưng cho tình yêu, sự nhẹ nhàng và nữ tính. Màu hồng thường liên quan đến tình cảm và sự dịu dàng. Nó có thể làm dịu dàng không gian, tạo nên một không khí ấm áp và thoải mái.
-
Ứng dụng: Thường được sử dụng trong các sản phẩm và chiến dịch quảng cáo dành cho đối tượng nữ, cũng như trong các sản phẩm liên quan đến tình yêu và lãng mạn.
Victoria’s secret sử dụng màu hồng trong các chiến dịch quảng cáo cũng như sản phẩm của họ, đặc biệt là trong các bức ảnh và video quảng cáo sản phẩm nội y, thời trang. Bao bì sản phẩm của họ cũng thường sử dụng màu hồng để truyền tải về thương hiệu của họ. Đó là ra sự quyến rũ, dịu dàng, và mềm mại.
3. Top 6 nguyên tắc phối màu cơ bản và hiệu quả
Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Nguyên tắc phối màu đơn sắc là một phương pháp đơn giản nhưng lại hiệu quả trong thiết kế màu sắc. Nó sử dụng một màu trong bảng màu sắc cơ bản và tạo ra các biến thể của nó bằng cách điều chỉnh độ sáng (thêm trắng), độ tối (thêm đen), và độ đậm (thêm màu gốc). Bằng cách này, ta có thể tạo ra một bảng màu đa dạng mà vẫn giữ được tính nhất quán trong một tác phẩm.
Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng độ sáng và độ tối của màu sắc để tạo ra sự tương phản và sự chú ý. Các biến thể như pastel và màu đậm đều có thể được sử dụng để đạt được hiệu ứng khác nhau. Nếu muốn bảng màu của bạn trở nên mềm mại hơn, bạn có thể thêm vào các màu trung hòa như xám hoặc nâu. Điều này giúp tạo ra sự cân bằng và tránh làm cho bảng màu trở nên quá sáng hoặc quá đậm.
Lưu ý là bạn nên tổ chức màu theo trật tự từ màu cơ bản đến các biến thể đậm và sáng. Điều này có thể giúp tạo ra sự liên tục và hài hòa trong thiết kế của bạn.
Phối màu tương đồng
Nguyên tắc phối màu tương đồng là một phương pháp sử dụng các màu gần nhau trên bánh xe màu, tạo nên sự hài hòa và thư giãn trong thiết kế mà không yêu cầu sự tương phản lớn. Bằng cách chọn các màu sắc có sự tương đồng về mặt màu cơ bản, ta có thể tạo ra một bảng màu mềm mại và dễ nhìn.
Phối màu tương đồng thích hợp cho các dự án muốn truyền đạt sự bình yên và thoải mái, như trong trang trí nội thất hoặc các tác phẩm nghệ thuật yên bình. Sự gần nhau giữa các màu sắc tạo nên sự hài hòa, giúp tạo ra một trải nghiệm thị giác mềm mại và thư giãn.
Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)
Nguyên tắc phối màu bổ túc trực tiếp là sự kết hợp giữa các màu sắc đối lập trên bánh xe màu. Thay vì chọn các màu gần nhau, nguyên lý này tập trung vào sự tương phản mạnh mẽ giữa các màu chủ đạo.
Bằng cách chọn đôi màu đối lập như đỏ và xanh lá cây, hoặc xanh dương và cam, ta tạo ra một hiệu ứng nổi bật và năng động. Sự tương phản mạnh giữa các màu sắc này thường làm nổi bật các yếu tố trong thiết kế. Phương pháp này thường được sử dụng trong các dự án muốn tạo ra sự nổi bật và sự chú ý, như trong quảng cáo hoặc trang web với mục tiêu thu hút sự chú ý của người xem.
Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)
Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ ba là một kỹ thuật thiết kế mà tận dụng sự gần nhau của ba màu nằm ở cạnh nhau trên bánh xe màu, tạo nên một tam giác đều. Sự cân bằng tự nhiên giữa các màu cạnh nhau giúp tránh được sự xung đột mạnh mẽ, tạo nên một tổng thể hài hòa và ổn định.
Nguyên tắc này không chỉ giữ cho bảng màu đồng nhất mà còn làm tăng cường tính thẩm mỹ và sự độc đáo của thiết kế. Các màu sắc bổ sung nhau, tạo nên sự đồng thuận và đồng đều, phản ánh một sự chắc chắn và tươi mới. Phương pháp này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thiết kế đồ họa mà còn áp dụng rộng rãi trong trang trí nội thất, thời trang và nhiều ngữ cảnh sáng tạo khác.
Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)
Bằng cách lựa chọn các màu nằm cách nhau trên bánh xe màu, chúng ta tạo ra một sự xen kẽ độc đáo, khiến cho mỗi màu sắc đều có cơ hội tỏa sáng. Khi chọn một màu chủ đạo và xen kẽ nó với hai màu phụ, chúng ta tạo ra một bảng màu nổi bật và cân bằng.
Điều độc đáo của nguyên tắc này nằm ở khả năng tạo ra một bảng màu vừa phức tạp vừa hài hòa. Sự xen kẽ thông minh giữa các màu tạo nên một không gian độc lập, nơi mỗi màu đều có thể tỏa sáng và làm nổi bật những đặc tính riêng biệt. Phương pháp này không chỉ giới hạn trong việc thiết kế đồ họa, mà còn làm cho trang trí nội thất, thời trang, và nhiều lĩnh vực sáng tạo khác
Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)
Nguyên tắc này lựa chọn bốn màu nằm cách đều nhau trên bánh xe màu, chọn một màu chủ đạo và kết hợp nó với ba màu phụ. Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn tạo ra sự cân bằng tự nhiên và hài hòa trong bảng màu, giúp mỗi màu không bị chìm hoặc nổi bật áp đảo lên các màu khác.
4. Bật mí cho bạn cách phối màu đơn giản mà chuyên nghiệp
Ngữ cảnh màu
Làm thế nào màu sắc tương tác với màu sắc và hình dạng khác nhau là một lĩnh vực phức tạp trong lý thuyết màu sắc. Để minh họa, so sánh hiệu ứng tương phản của các bối cảnh màu khác nhau trên cùng một hình vuông màu đỏ.
Màu đỏ sẽ tỏ ra rực rỡ hơn khi đặt trên nền đen, trong khi có vẻ mờ nhạt hơn khi đặt trên nền trắng.
Màu Chủ Đạo và Màu Phụ
Màu Nền Tối Giản: Lựa chọn một màu nền đơn giản và tối giản trong bảng màu cơ bản để tạo điểm nhấn cho các yếu tố khác. Trong khi đó, sử dụng màu nổi bật cho các yếu tố chính như nút, đường viền, hoặc tiêu đề.
Sử Dụng Màu Nhạt và Tối
Kết hợp giữa màu sáng và tối để tạo ra sự độ sâu trong thiết kế của bạn. Màu nhạt thường làm cho thiết kể trở nên mềm mại và thân thiện, trong khi màu tối có thể tạo ra sự nổi bật, mạnh mẽ và làm cho tác phẩm có chiều sâu
Kiểm Tra độ Tương Phản
Đảm bảo rằng có đủ tương phản giữa các màu để văn bản và hình ảnh trở nên dễ đọc và hiểu. Nếu bạn sử dụng một màu nền đậm trong bảng màu cơ bản, hãy chọn màu chữ tương phản để tạo ra sự rõ ràng và tránh làm rối mắt người nhìn.
Sử Dụng Bảng Màu Harmonic
Bảng màu harmonic là nhóm các màu được chọn sao cho chúng tạo ra sự cân bằng và hài hòa. Các loại màu harmonic phổ biến như triadic, tetradic, và analogous. Bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến hoặc ứng dụng để tìm bảng màu harmonic phù hợp với thiết kế của mình.
Thử Nghiệm và Điều Chỉnh
Thử nghiệm màu sắc trên một mô hình nhỏ trước khi áp dụng chúng vào toàn bộ thiết kế. Điều này giúp bạn thấy rõ cách màu tương tác với nhau và có thể điều chỉnh khi cần thiết.
Nếu bạn là một nhà thiết kế hoặc một người đang tìm ra công thức hoàn hảo thì Margram hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Bài viết giúp bạn nắm được bảng màu cơ bản cũng như các nguyên tác phối màu để tạo ra một dự án hài hoà và độc đáo. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp một số mẹo nhỏ khi phối màu, nắm được những điều đó, bạn chắc chắn sở hữu bí quyết của riêng mình để thoả sức đam mê và sáng tạo cùng màu sắc.
Hãy theo dõi Margram để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích và thú vị hơn nhé!
>>> Bài viết liên quan:
Bảng màu RGB là gì? Ứng dụng và một số cách phối màu phù hợp
Bảng màu RGB là gì? Ứng dụng và một số cách phối màu phù hợp
Chiến lược kinh doanh yến sào hiệu quả: Từ A-Z cho người mới bắt đầu
Top 10 thiết kế bảng hiệu yến sào đẹp, độc đáo, ấn tượng nhất 2024
Hướng dẫn từ A đến Z cách tiếp cận khách hàng mục tiêu của yến sào hiệu quả nhất
Bật mí: Mở đại lý yến sào cần bao nhiêu vốn?
Tất cả những điều bạn cần biết về giấy phép kinh doanh yến sào
Cẩm nang kinh doanh yến sào cho người mới bắt đầu từ A-Z
Tổng hợp các mẫu bao bì trà - Địa chỉ sản xuất giá rẻ, chất lượng
Top 5 địa chỉ cửa hàng yến sào uy tín, chất lượng tại Hà Nội và TPHCM
300+ mẫu thiết kế logo spa đẹp, sáng tạo và chuyên nghiệp
Bao bì cao cấp có phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp nhỏ không?
Quy trình sản xuất tinh xảo: Điều gì làm nên chất lượng bao bì Tết Margram?
Quy trình thiết kế hồ sơ năng lực đơn giản kèm 30+ mẫu profile công ty chuyên nghiệp
Logo âm bản - Sáng tạo vô hạn trong thiết kế thương hiệu
100+ mẫu thiết kế backdrop họp lớp đẹp, ấn tượng
Điểm danh top 10 thương hiệu yến sào uy tín được tin dùng nhất hiện nay
Top 9 thương hiệu hộp quà tặng yến sào chuẩn chất lượng hàng đầu
Trọn bộ bao bì cao cấp - Margram
100+ mẫu logo ấn tượng, đẹp mắt - Bật mí bí quyết thiết kế
15 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Yến Sào Và Cách Sử Dụng Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất