Đột phá bao bì sản phẩm với kỹ thuật thúc nổi

Một mẫu bao bì sản phẩm thiết kế đẹp, in ấn phù hợp đã đủ để chinh phục trái tim của những vị khách hàng khó tính? Câu trả lời là “Được nhưng chưa đủ!” Thị hiếu, mong muốn của khách hàng ngày càng đa dạng, phức tạp, bởi vậy doanh nghiệp cần phải cải tiến, cải tiến hơn nữa trong những mẫu bao bì sản phẩm của mình. Và kỹ thuật thúc nổi là một trong những giải pháp được nhiều nhãn hàng lựa chọn. Hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây của Margram nhé!

Thế nào là kỹ thuật thúc nổi

Kỹ thuật thúc nổi (hay còn được gọi là letterpress) là một kỹ thuật gia công sau in để làm nổi bật một vùng, một biểu tượng hay một chi tiết nào đó (thường là logo, thông tin thương hiệu) trên bao bì sản phẩm. Quá trình thúc nổi sử dụng bề mặt chất liệu gồm các chi tiết, hình ảnh, thông tin muốn tạo điểm nhấn, sau đó in màu rồi ấn thúc xuống bề mặt bao bì sản phẩm để tạo hiệu ứng nổi chìm.

Công dụng và ứng dụng của kỹ thuật thúc nổi

ky-thuat-thuc-noi
Kỹ thuật thúc nổi đem đến vẻ ngoài sang trọng, phá cách cho sản phẩm của bạn (Nguồn: Creativeblog)

Chẳng phải tự nhiên mà kỹ thuật thúc nổi lại được nhiều nhãn hàng lớn nhỏ lựa chọn để tối ưu hóa độ thẩm mỹ, tính sang trọng, phá cách cho những sản phẩm in ấn của mình.

Ky thuat thuc noi tạo nên sự đột phá ấn tượng cho những sản phẩm in ấn hay ấn phẩm truyền thông, phổ biến nhất là những sản phẩm danh thiếp, thiệp cưới, menu hay tem nhãn sản phẩm. Thông thường, doanh nghiệp thường chỉ lựa chọn hình ảnh, thông tin nhất định (như logo, slogan hoặc hình ảnh nhận diện thương hiệu) để làm nổi bật, chứ không thúc nổi toàn bộ sản phẩm, tránh gây tác dụng ngược, rối mắt cho người xem.

Tuy nhiên, giá thành kỹ thuật thúc nổi hiện nay vẫn còn khá cao, trở thành rào cản lớn cho những doanh nghiệp mới thành lập, còn hạn chế về sức người, sức của.

Những lưu ý khi lựa chọn kỹ thuật thúc nổi

ky-thuat-thuc-noi
Kỹ thuật thúc nổi với giá thành khá cao nên bạn cần cân nhắc kỹ càng (Nguồn: Hobancards)

Kỹ thuật thúc nổi được ứng dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực thiết kế, in ấn bao bì sản phẩm từ túi giấy, hộp giấy đến tem nhãn sản phẩm. Tuy nhiên để sở hữu một sản phẩm với kỹ thuật thúc nổi hoàn hảo thì bạn cần đặc biệt chú ý đến những điểm sau.

Ưu tiên chất liệu giấy mỹ thuật

Hiện nay, trên thị trường in ấn bao bì sản phẩm có vô vàn mẫu giấy với ưu nhược điểm khác nhau cho bạn lựa chọn, từ Kraft thân thiện với môi trường, Couche tiện dụng, Ivory, Briston sang trọng hay giấy mỹ thuật cao cấp,...Bạn cần nhớ rằng không phải chất liệu giấy nào cũng phù hợp với kỹ thuật thúc nổi! Những loại giấy kraft hay couche thường có chất lượng, độ dày vừa phải, không thể hiện trọn vẹn sự tinh tế của kỹ thuật thúc nổi.

Do vậy, chất liệu giấy phù hợp nhất cho thúc nổi là giấy mỹ thuật có tính thẩm mỹ cao, thể hiện đẳng cấp nhãn hàng. Bên cạnh đó, dòng giấy mỹ thuật còn có đa dạng các dòng vân, độ bóng, độ sần cùng chất giấy khác nhau, đem đến cho bạn vô vàn sự lựa chọn phù hợp nhất, tinh tế nhất.

Chọn giấy có định lượng từ 250gsm

ky-thuat-thuc-noi
Trọn bộ bao bì cao cấp Lotus Glass sử dụng giấy có định lượng cao, đảm bảo độ thẩm mỹ

Định lượng giấy được hiểu đơn giản là độ dày của giấy. Hình ảnh, chi tiết thúc nổi chỉ được thể hiện tối đa trên những loại giấy có độ dày ổn định, định lượng từ 250gsm. Giấy có độ dày, hay định lượng càng cao thì độ nổi càng lớn, càng rõ nét. Đặc biệt, nếu bạn muốn thúc nổi danh thiếp, thiệp mời thì định lượng giấy phù hợp nhất là 350gsm.

Chọn chi tiết thúc nổi

ky-thuat-thuc-noi
Túi giấy thời trang Margram với chi tiết thúc nổi ấn tượng

Do giá thành những chi tiết thúc nổi không hề rẻ, bạn cần cân nhắc kỹ càng các chi tiết, hình ảnh, hay thông tin cần nhấn mạnh. Lời khuyên dành cho bạn là lựa chọn phần thông tin chung nhất như tên logo, công ty hay liên hệ, tối đa số lần sử dụng khuôn thúc nổi, đồng thời tiết kiệm chi phí.

Chú ý thời gian in ấn

Những sản phẩm bao bì hay ấn phẩm truyền thông có kết hợp kỹ thuật thúc nổi muốn đẹp, muốn chuẩn thì cần có đủ thời gian để hoàn thiện. Do đó, bạn nên xác định rõ kế hoạch cũng như nhu cầu in ấn của mình để sắp xếp thời gian phù hợp nhất, không nên hạn chế thời gian in ấn, tránh trường hợp lỗi xảy ra do eo hẹp thời gian.

In kỹ thuật số hay in offset

Bên cạnh những yếu tố trên, việc lựa chọn kỹ thuật in cũng vô cùng cần thiết. Nếu bạn in số lượng ít thì in kỹ thuật số vẫn là lựa chọn ưu tiên hơn cả để tối giản chi phí in ấn, gia công. Trong trường hợp số lượng in từ 1000 trở lên thì in offset chiếm lợi thế hơn về giá thành, độ nhanh chóng và tiện lợi.

Bất kể thúc nổi hay không thúc nổi thì việc quan trọng nhất vẫn là chọn lựa một cơ sở thiết kế, sản xuất bao bì sản phẩm uy tín để “gửi vàng”. Margram tự hào là đơn vị tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, in ấn bao bì, luôn sẵn sàng đem đến cho bạn giải pháp ưu việt nhất, ấn tượng nhất! Hãy liên hệ Margram ngay hôm nay để được tư vấn và đồng hành nhé!

Margram - Nhà Phát Triển Nhãn Hiệu & Bao Bì Chuyên nghiệp

Mọi thông tin xin liên hệ :

Địa chỉ: 389 Trương Định, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0943.505.665 - 0944.505.665

Email: sales@margram.vn