Điều Cấm Kị Trong Hoạt Động In Ấn

Nội dung không lành mạnh

Bản chất của in ấn là tuyên truyền, thông điệp, có nền tảng nội dung nhất định. Điều này quyết định trực tiếp tới đời sống tinh thần của người dân. Hơn thế sức ảnh hưởng của nó còn rộng hơn ở quy mô chính trị, xã hội.. Chính vì vậy pháp luật đã có những quy định hiện hành để duy trì sự lành mạnh.

 

Cụ thể là ở tại Điều 9 Nghị định 60/2014/NĐ-CP của chính phủ đã chỉ định về nội dung rằng. Nghiêm cấm các trường hợp in ấn, photocopy cho ra đời những ấn phẩm có nội dung:

Truyền thông chống phá Chính phủ, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc Đảng, khối Đại đoàn kết dân tộc.

Kích động chiến tranh tôn giáo, phân biệt đẳng cấp, gây hận thù, chia rẽ nội bộ, ly khai, bạo lực hoặc truyền bá các tư tưởng sai lệch, lối sống đồi trụy, tệ nạn, mê tín... Những điều đi ngược lại thuần phong mỹ tục của Việt Nam

Tiết lộ bí mật quốc gia, bí mật riêng tư của cá nhân, tổ chức...

Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận những công lao đóng góp của anh hùng dân tộc, tổ chức

Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam sai trái, làm mất địa phận, ranh giới đã quy ước...

Vu khống danh dự, nhân phẩm... của cá nhân, tập thể, tổ chức...

Cơ sở hoạt động trái phép

Các cơ sở in ấn, photocopy sẽ bị xử phạt nếu như cố tình hoạt động chui, không giấy phép, không khai báo xây dựng hoặc hoạt động vi phạm nội dung ấn phẩm. Ngoài ra nếu không khai báo, khai báo sai... cũng sẽ bị xếp vào nhóm cơ sở vi phạm pháp luật.

 

 

Phát tán trái phép

Nếu mượn danh nghĩa cơ sở in ấn đề tàng trữ, phát tán trái phép những ấn phẩm sai lệch, làm giấy tờ giả, sản xuất hàng giả... Dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều bị xử lý.

Một số trường hợp khác

Bên cạnh 3 trường hợp trên, người dân cũng không được:

Sử dụng máy móc nội bộ phục vụ lợi ích cá nhân

Chế tác bản sao xâm hại tới lợi ích của cá nhân, tổ chức. Điều này là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Sản xuất và nhập khẩu các thiết bị trái với quy định của nhà nước.