6 cách phối màu đơn giản, dễ hiểu kèm 30 bảng màu hot nhất hiện nay

Phối màu là một yếu tố then chốt trong mỗi thiết kế, giúp các kiến trúc sư và nhà thiết kế ghi dấu ấn trong mắt khách hàng và tạo dựng thương hiệu riêng. Dù bạn đang hướng tới một phong cách cổ điển, tối giản hay hiện đại, việc lựa chọn màu sắc phù hợp sẽ định hình phong cách của bạn. Trước khi bắt tay vào phối màu, hãy nhớ lại lý thuyết về vòng tròn màu – công cụ đắc lực giúp bạn nắm vững những nguyên tắc cơ bản về màu sắc. Điều này không chỉ giúp tạo nên những thiết kế sống động mà còn là bước khởi đầu cho mọi nhà thiết kế mới. Vậy những nguyên tắc đó là gì? Hãy cùng khám phá!

1. 6 nguyên tắc phối màu cơ bản trên bánh xe màu sắc

Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

Phối màu đơn sắc là một trong những kỹ thuật đơn giản và tinh tế nhất trong thiết kế. Bằng cách sử dụng các sắc độ khác nhau của một màu duy nhất, bạn có thể tạo ra sự hài hòa và đồng nhất cho thiết kế. Phương pháp này không chỉ giúp tạo cảm giác dễ chịu mà còn mang đến sự tập trung vào nội dung chính, tránh gây rối mắt cho người nhìn. Tuy nhiên đôi lúc bạn sẽ thấy khó khắn khi muốn tạo điểm nhấn với một số chi tiết trong sản phẩm vì sự đơn điệu của kiểu phối màu đơn sắc. 

Nguyên tắc phối màu đơn sắc

 

Trong các thiết kế theo phong cách tối giản, màu đơn sắc thường được ưa chuộng vì nó giúp giữ sự chú ý của người xem vào trọng tâm mà không bị phân tâm bởi những yếu tố khác.

Phối màu tương đồng

Nguyên tắc phối màu tương đồng

 

Nguyên tắc phối màu tương đồng là phương pháp chọn 3 màu gần nhau trên bánh xe màu sắc để tạo nên sự hài hoà và dễ chịu trong thiết kế. Phối màu tương đồng thích hợp cho các dự án muốn truyền đạt sự bình yên và thoải mái, như trong trang trí nội thất hoặc các tác phẩm nghệ thuật yên bình hợp lý kèm sự gần gũi giữa các gam màu tạo nên sự hài hòa, giúp tạo ra một trải nghiệm thị giác mềm mại và thư giãn.

Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)

Phối màu bổ tục trực tiếp hay còn gọi là phối màu tương phản được sử dụng kho người thiết kế muốn tạo ra sự nổi bật và đối lập rõ ràng trong thiết kế. Bằng cách chọn đôi màu đối lập như đỏ và xanh lá cây, hoặc xanh dương và cam, ta tạo ra một hiệu ứng nổi bật và năng động. 

Nguyên tắc phối màu bổ túc trực tiếp

 

Khi áp dụng kiểu phối này, bạn nên bắt đầu với việc chọn một màu chính. Sau đó, các màu nằm đối diện trên bánh xe màu sẽ được chọn làm màu phụ. Một điểm cần chú ý là nên tránh sử dụng các màu có độ bão hòa thấp, vì chúng có thể làm giảm đi sự tương phản mạnh mẽ giữa các cặp màu, làm mất đi hiệu ứng thị giác mong muốn.

Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ ba

 

Đây được xem là cách phối màu đẹp an toàn nhất, bằng cách lựa chọn 3 màu nằm tại 3 góc khác nhau trên bánh xe màu sắc và tạo thành hình tam giác. Kết hợp ba màu sắc khác nhau trong một tác phẩm hoặc không gian để tạo ra sự cân bằng và hài hòa. Phương pháp này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thiết kế đồ họa mà còn áp dụng rộng rãi trong trang trí nội thất, thời trang và nhiều ngữ cảnh sáng tạo khác. 

Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)

Phối màu bổ sung xen kẽ là cách phối màu hợp lý và hoàn hảo nếu bạn muốn sản phẩm của mình thu hút người dùng ngay từ lúc đầu. Được tạo bởi ba màu ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu, tạo thành một hình tam giác cân. Đôi khi, bạn có thể thêm một màu thứ tư, phải đối xứng với một trong hai màu tạo nên đáy của hình tam giác đó.

Nguyên tắc phối màu bổ túc xen kẽ

 

Hiện nay, kiểu phối màu này được sử dụng rộng rãi. Các nhà thiết kế thường chọn màu trắng hoặc đen làm màu chính, sau đó thêm một màu thứ ba nổi bật như xanh hoặc đỏ cho các chi tiết phụ. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, mang lại sự an toàn trong thiết kế.

Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn

 

Phối màu theo nguyên tắc bổ túc bộ bốn được hình thành khi kết hợp bốn màu nằm trên bánh xe màu thành hai cặp màu bổ sung. Một cách hiệu quả để đạt được điều này là chọn một màu chủ đạo, sau đó sử dụng các màu còn lại để làm màu phụ hoặc tạo điểm nhấn. Khi sử dụng phối màu bổ túc bộ bốn, bạn cần chú ý đến sự cân bằng giữa các màu sắc để tránh thiết kế trở nên quá rối mắt. 

2. Top 30 ++ bảng phối màu đẹp bạn không thể bỏ qua

Tham khảo 30+ bảng màu dưới đây để có cách phối màu hài hoà và chuyên nghiệp trong các tác phẩm của mình: 

Bảng phối màu Pastel

Có thể hiểu màu Pastel là những gam màu phấn, nhạt và độ tương phản thấp. Điều khác biệt làm nên sự cuốn hút của màu Pastel chính là sự tinh tế và nhẹ nhàng. Cách phối các màu sắc trong bảng màu Pastel thường tạo cảm giác bình yên, êm ái và thanh lịch cho thiết kế.

Bảng màu Pastel gồm 2 màu chính là màu dịu và màu ấm. Gam màu mát dịu bao gồm các màu như xanh dương, hồng, tím lavender và xanh bạc hà. Những màu còn lại sẽ được xếp vào màu ấm bao gồm vàng, xanh bơ, cam. 

Dưới đây là một số bảng phối màu Pastel đẹp:

Bảng màu Pastel nâu và hồng
Bảng màu Pastel xanh và hồng
Bảng màu Pastel xanh lá
Bảng màu Pastel hồng và vàng 
Bảng màu Pastel hồng và tím
Bảng màu Pastel xanh vàng
Bảng màu Pastel nâu và hồng
Bảng màu Pastel kết hợp nhiều màu
Bảng màu Pastel hồng và xanh dương
Bảng màu Pastel kết hợp nhiều màu

Bảng phối màu nóng

Gam màu nóng gồm 3 màu là đỏ, da cam, vàng. Những màu nóng này thường gợi lên sự liên tưởng về nhiệt độ cao và sự ấm áp. Do vậy, trong trang trí nội thất, người ta sử dụng gam màu nóng để giúp không gian của gia đình mình trở nên ấm cúng hơn. Trong thiết kế thời trang và đồ hoạ, gam màu nóng sẽ giúp thiết kế của bạn trông nổi bật và năng động hơn.

Một số bảng màu nóng đẹp:

Bảng phối màu nóng đỏ cam
Bảng phối màu nóng đỏ sẫm
Bảng phối màu nóng đỏ nâu

Bảng phối màu lạnh

Ngược lại, phối màu lạnh thường mang lại cảm giác mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên, bình yên và dễ chịu. Gam màu này bao gồm xanh lá, xanh lam và tím. Trong thiết kế và trang trí nội thất, sử dụng gam màu lạnh sẽ mang lại sự sang trọng, trầm tĩnh và tối giản. Đối với những không giản nhỏ hẹp, gam màu lạnh cũng sẽ giúp cho không gian trông rộng rãi, thông thoáng hơn.

 Tham khảo một số bảng màu lạnh dưới đây:

Bảng phối màu lạnh xanh lá cây
Bảng phối màu lạnh tím xanh
Bảng phối màu lạnh tím xanh
Bảng phối màu lạnh tím xanh

Bảng phối màu tương phản

Màu đối lập thường tạo ra sự tương phản mạnh mẽ giữa, khi hai màu này được đặt cạnh nhau, thường sẽ tạo ra hiệu ứng làm nổi bật lẫn nhau. Ví dụ, màu đỏ và xanh lá cây, xanh dương và cam, hoặc tím và vàng là những cặp màu đối lập. Khi kết hợp một cách hài hòa, chúng tạo ra điểm nhấn mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của người nhìn. Tuy nhiên, để làm điều này cần sự khéo léo và hiểu biết về màu sắc, tránh hiện tượng gây chói mắt.

Một số bảng màu tương phản đẹp:

Bảng phối màu tương phản đỏ và xanh lá cây
Bảng phối màu tương phản đỏ và cam
Bảng phối màu tương phản cam và tím

Bảng phối màu đơn sắc

Phối màu đơn sắc hay còn gọi là cách phối màu đậm nhạt là việc chọn một màu cơ bản và áp dụng nó như là tông chủ đạo cho một không gian như căn phòng hoặc ngôi nhà. Sau đó, các tông màu và sắc độ khác nhau của màu chính được sử dụng để tạo điểm nhấn cho thiết kế. 

Trên thực tế, phương pháp sử dụng màu đơn sắc đã được áp dụng phổ biến ở Châu Âu và Mỹ từ thế kỷ trước, ví dụ như các lâu đài ở Châu Âu và cả Nhà Trắng ở Mỹ. Cách phối màu đơn sắc cũng được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ, thời trang và nhiều lĩnh vực khác. Điều này đang trở thành một xu hướng phổ biến trong thời điểm hiện nay.

Những bảng phối màu đơn sắc được ưa chuộng nhất:

Bảng phối màu đơn sắc xanh dương
Bảng phối màu đơn sắc xanh dương đậm
Bảng phối màu đơn sắc xanh than
Bảng phối màu đơn sắc cam
Bảng phối màu đơn sắc tím
Bảng phối màu đơn sắc hồng
Bảng phối màu đơn sắc tím đậm
Bảng phối màu đơn sắc xanh lá

Bảng phối màu vô sắc

Một khái niệm phối màu không có sắc thường ám chỉ việc sử dụng các tông màu trắng, đen và xám ở mức độ sáng tối khác nhau, tạo ra một bảng màu monochrome hoặc tối giản. Cách kết hợp màu sắc này này tập trung vào việc sắp xếp các yếu tố màu sắc dựa trên độ tương phản và ánh sáng để tạo ra một không gian hài hòa và sang trọng, đặc biệt phù hợp với các phong cách thiết kế tối giản và hiện đại. 

Tham khảo bảng phối màu vô sắc dưới đây:

Bảng phối màu vô sắc đen trắng xám
Bảng phối màu vô sắc đen trắng xám

 

Trên đây là các cách phối màu cơ bản, dễ hiểu trong thiết kế mà ngay cả người mới bắt đầu cũng có thể áp dụng để tạo nên một sản phẩm hài hòa và ấn tượng. Ngoài ra, 30 bảng màu được ưa chuộng nhất hiện nay sẽ mang đến cho bạn những ý tưởng sáng tạo và độc đáo về màu sắc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ khơi nguồn cảm hứng, giúp bạn sáng tạo ra những thiết kế độc đáo, chuyên nghiệp và có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

Theo dõi Margram để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích hàng ngày nhé!

>>> Bài viết liên quan:

Bật mí tips phối bảng màu cơ bản hoàn hảo không thể bỏ qua

Phân biệt bảng mã màu HTML, CSS,RGB,CMYK và cách phối màu chuyên nghiệp