Bạn đã chuẩn bị xong mâm cỗ đầy ắp hương vị và hoàn thiện ý tưởng trang trí thật ấn tượng cho đêm Trung thu rồi phải không? Nhưng liệu đó đã đủ để làm cho đêm hội trăng rằm trở nên sôi động và đáng nhớ nhất chưa? Để biến Trung thu thành khoảnh khắc khó quên cho gia đình, không chỉ cần một không gian đẹp mắt mà còn cần những hoạt động thú vị để kết nối mọi người. Hãy theo Margram khám phá 15+ trò chơi truyền thống và hiện đại cùng những ý tưởng tổ chức sự kiện mới lạ, để mỗi nụ cười giòn tan của trẻ nhỏ và người thân sẽ mãi là kỷ niệm đáng trân quý trong ký ức của bạn.
Tại sao trò chơi lại là linh hồn của đêm Trung thu?
Không gì có thể thay thế những trải nghiệm chân thực mà các trò chơi mang lại, giúp cho người chơi khi tham gia sẽ cùng nhau tạo dựng những kỷ niệm khó quên dưới ánh trăng rằm. Mỗi trò chơi như một chiếc cầu nối, đưa chúng ta trở về tuổi thơ, mang đến những kỷ niệm đẹp đẽ.
Những trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ em phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo mà còn tăng cường khả năng phối hợp nhóm. Mỗi lần tham gia, trẻ sẽ học được cách suy nghĩ sáng tạo, xử lý tình huống linh hoạt, và phát triển những kỹ năng quý giá cho tương lai.
Trò chơi là cầu nối tuyệt vời giúp các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn. Trong không khí rộn ràng tiếng cười, mọi khoảng cách dường như được xóa nhòa, Thay vì mỗi người một góc, chúng ta sẽ cùng nhau cười nói, cổ vũ, và tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ. Cảm giác thật ấm áp phải không nào?
Và hơn hết, các trò chơi dân gian chính là một phần văn hóa của chúng ta. Khi chơi, chúng ta như được sống lại những truyền thống của ông bà, của dân tộc. Đó là cách để chúng ta yêu quê hương mình nhiều hơn đấy!
Top 15+ trò chơi trung thu thú vị nhất định bạn nên chọn
Múa Lân
Múa Lân, hay còn gọi là múa Sư tử, luôn là một hoạt động không thể thiếu trong đêm Trung thu, đặc biệt là đối với trẻ em. Xuất phát từ truyền thống lâu đời của Trung Hoa, múa Lân mang theo ý nghĩa cầu mong sự thái bình, may mắn cho mọi nhà. Với trẻ em, đây chính là khoảnh khắc được mong chờ nhất mỗi khi mùa Trung thu về. Thật tuyệt vời khi mở đầu đêm hội trăng rằm bằng một màn múa Lân sôi động, trước khi bước vào các trò chơi và tiết mục văn nghệ.
Nếu bạn muốn tạo nên một màn múa Lân thật ấn tượng cho các bé, đừng quên chuẩn bị những thứ cần thiết như một chiếc trống vừa tầm, cùng với mặt nạ lân, ông Địa, và Thần Tài. Hãy cùng các bé vẽ mặt nạ, hóa trang và tập luyện theo nhịp trống để tạo nên bầu không khí vui tươi, sôi động nhất. Việc hướng dẫn các bé nhập vai và di chuyển theo nhịp trống không chỉ giúp các em hòa mình vào không khí lễ hội mà còn tạo ra những kỷ niệm ấn tượng trong đêm Trung thu.
Bịt mắt đập niêu
Trò chơi trung thu bịt mắt đập niêu chắc chắn sẽ mang đến nhiều tiếng cười và niềm vui cho cả gia đình trong đêm Trung thu. Điều thú vị ở trò chơi này là bố mẹ có thể cùng tham gia chơi với con, tạo nên những khoảnh khắc gắn kết thật đặc biệt.
Cách chơi rất đơn giản: Mỗi đội sẽ gồm hai người, một người lớn (bố hoặc mẹ) cõng con trên lưng, và bé sẽ được bịt mắt. Thay vì đập chiếc niêu đất như truyền thống, bạn có thể thay bằng những chú thú nhồi bông đáng yêu làm phần thưởng, giúp trò chơi thêm phần thú vị. Nhiệm vụ của bé là dùng gậy đập trúng thú nhồi bông trong khi người lớn chỉ được dùng lời nói để hướng dẫn, không được dùng tay hỗ trợ. Đội nào đập trúng thú nhồi bông sẽ giành chiến thắng.
Trò chơi này không chỉ thử thách sự khéo léo và kiên nhẫn của bé mà còn giúp cả nhà có những phút giây thư giãn, cười đùa vui vẻ bên nhau. Bé con nhoài người cố đập trúng, tiếng cười vang của cả gia đình đây chắc hẳn là hình ảnh gia đình thật ấm áp mà chỉ thấy được dịp Tết trung thu.
Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây là một trò chơi dân gian truyền thống vô cùng vui nhộn, gắn liền với những ký ức tuổi thơ của bao thế hệ.
Trò chơi thường diễn ra với một nhóm từ 5 em trở lên. Trong đó, sẽ có một em đóng vai "ông chủ" và ngồi một chỗ, còn những em khác nối đuôi nhau thành hàng dài. Vừa đi vòng quanh, các em vừa đồng thanh hát: “Rồng rắn lên mây, có cái cây lúc lắc, có cái nhà điểm binh. Có ông chủ ở nhà không?” rồi dừng lại trước mặt ông chủ. Ông chủ có thể trả lời “có” hoặc “không”. Nếu ông chủ nói “không”, cả nhóm lại tiếp tục đi và hát lại bài đồng dao đó. Nhưng nếu câu trả lời là “có”, trò chơi sẽ bước sang giai đoạn đầy hồi hộp.
Các bạn nhỏ sẽ hỏi: “Ông xin khúc nào?” và ông chủ có thể trả lời: “Cho xin khúc giữa” (chọn một bạn bất kỳ trong hàng). Ngay sau đó, cả nhóm sẽ đồng thanh hô: “Tha hồ mà đuổi!” và bắt đầu chạy. Nhiệm vụ của ông chủ là cố gắng bắt được người đã được chọn, trong khi các bạn khác sẽ cố gắng bảo vệ bạn mình bằng cách dang tay chặn đường ông chủ. Nếu ông chủ bắt được, bạn đó sẽ trở thành ông chủ mới và trò chơi lại bắt đầu từ đầu.
Với những câu hát vui tai và sự gay cấn trong từng pha rượt đuổi, Rồng rắn lên mây không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp các em rèn luyện sự nhanh nhẹn, tinh thần đồng đội, và gắn kết tình bạn.
Trò chơi trung thu Úp lá khoai
Với nhịp điệu vui nhộn và những câu hát dí dỏm, trò chơi Úp lá khoai không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái mà còn giúp các bạn nhỏ học cách lắng nghe, phản ứng nhanh và chơi cùng nhau một cách hào hứng. Đây là một trò chơi dân gian đơn giản nhưng tạo nên những kỷ niệm tuổi thơ.
Cách chơi rất dễ: Các bạn nhỏ sẽ ngồi thành vòng tròn, mỗi người úp hai bàn tay xuống đất. Khi bắt đầu, một bạn sẽ dùng tay mình phủ lên tay của tất cả mọi người và hô lớn "Úp lá khoai". Lúc này, mọi người nhanh chóng ngửa hết bàn tay lên. Tiếp theo, bạn được chọn sẽ dùng tay chỉ lần lượt từng bàn tay trong nhóm, vừa chỉ vừa hát bài đồng dao: "Mười hai chong chóng, Đứa mặc áo trắng, Đứa mặc áo đen, Đứa xách lồng đèn, Đứa cầm ống thụt, Thụt ra thụt vô, Có thằng té xuống giếng, Có thằng té xuống sình, Úi chà, úi da!"
Cam quýt mít dừa
Một trò chơi dân gian trung thu quen thuộc, giúp trẻ em rèn luyện sự nhanh nhẹn và khéo léo. Trò chơi này không chỉ đơn thuần là chạy mà còn đòi hỏi sự khéo léo để giữ quả không bị rơi.
Trò chơi phù hợp cho các bé từ 8 đến 13 tuổi và có thể tổ chức với 8 người chơi. Trong trò chơi này, một bé sẽ đóng vai “cầm cái” đứng ngoài, trong khi các bé còn lại xếp thành hàng ngang, mỗi bé được đặt tên theo một loại quả: Cam, Quýt, Mít, Dừa, Dưa, Hồng, Cậy. Bé “cầm cái” sẽ cầm một quả bóng nhỏ hoặc trái cây và bất ngờ đặt vào bát hứng của một bé trong số 7 bé còn lại. Bé nhận quả phải nhanh chóng chạy về vạch đích, trong khi hai người đứng hai bên sẽ cố gắng ngăn lại. Nếu bé về đến đích mà không làm rơi quả banh hoặc bị giữ lại, bé có thể gọi tên một loại quả để cõng về. Trò chơi tiếp tục với việc “cầm cái” mới và quy trình lặp lại.
Bịt mắt bắt dê - trò chơi trung thu gắn liền ký ức tuổi thơ
Trò chơi này là một cuộc rượt đuổi vô cùng thú vị. Không gian im lặng khi những chú dê lén lút di chuyển, cố gắng né tránh trong khi người bắt dê cứ loay hoay tìm hướng. Đôi lúc lại cùng nhau cười phá lên để đánh lạc hướng người bắt dê. Một trò chơi mang tới đầy ắp tiếng cười và cho biết những bé con của chúng ta cũng vô cùng nhanh nhạy.
Cách chơi rất dễ: Trước tiên, mọi người sẽ đứng thành vòng tròn. Một bạn sẽ được chọn làm "người bắt dê" và bị bịt mắt lại, sau đó được quay vài vòng để mất phương hướng. Trong khi đó, các bạn khác – được gọi là "những chú dê" – sẽ đứng xung quanh và bắt đầu di chuyển nhẹ nhàng, cố gắng tránh bị bắt. Nhiệm vụ của "người bắt dê" là phải lần mò, nghe ngóng để bắt được một chú dê. Khi người bắt dê bắt trúng ai, bạn đó sẽ trở thành người bắt dê tiếp theo.
Trò chơi Cướp cờ
Cướp cờ là một trò chơi vận động sôi động và đầy kịch tính, thường được tổ chức ngoài trời, đặc biệt là trong những dịp lễ hội như Trung thu.
Cách chơi rất đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn: Đầu tiên, chia các bạn thành hai đội, mỗi đội sẽ đứng ở một phía của sân chơi. Ở giữa sân sẽ đặt một lá cờ (hoặc một vật gì đó nhỏ gọn) – chính là "mục tiêu" cần cướp. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, từng thành viên của mỗi đội sẽ lần lượt chạy ra giữa sân để cố gắng cướp cờ và mang về "căn cứ" của đội mình.
Điều thú vị là, khi một người đang cầm cờ và bị đối thủ chạm vào, người đó sẽ phải đứng yên tại chỗ và chờ đồng đội đến "giải cứu" bằng cách chạm vào để tiếp tục di chuyển. Đội nào mang được cờ về căn cứ của mình trước sẽ giành chiến thắng.
Trong trò chơi này, không khí luôn rộn ràng và đầy kịch tính với những pha rượt đuổi, những bước chân nhanh như gió và cả những tiếng reo hò cổ vũ. Là dịp để các bạn nhỏ hòa mình vào không gian vui tươi, năng động, rèn luyện sự phối hợp nhịp nhàng và tinh thần đoàn kết cùng nhau.
Kéo co
Kéo co không chỉ là một cuộc chiến sức mạnh, mà còn là nơi để bạn và bạn bè cùng nhau thể hiện tinh thần đồng đội, sự đoàn kết và sự quyết tâm.
Muốn chơi kéo co, các bạn chỉ cần chia thành hai đội, mỗi đội một đầu dây. Khi có hiệu lệnh, cả hai đội sẽ cùng nhau ra sức kéo dây về phía mình. Đội nào kéo được đối phương qua vạch kẻ giữa trước thì đội đó sẽ chiến thắng. Nghe có vẻ đơn giản nhưng khi chơi rồi bạn sẽ thấy nó thú vị và hấp dẫn vô cùng.
Khi cùng nhau cố gắng, cùng nhau hò hét cổ vũ, các bạn sẽ cảm thấy mình gắn bó với nhau hơn bao giờ hết. Những giây phút căng thẳng, hồi hộp khi sợi dây nghiêng về phía đối thủ, những tiếng cười vang trời khi đội mình giành chiến thắng sẽ là những kỷ niệm đẹp đẽ mà bạn không thể nào quên.
Truy tìm kho báu
Để tổ chức trò chơi này, cha mẹ hoặc thầy cô có thể chia các bé thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ có một người hướng dẫn đi cùng. Trò chơi được thiết kế như một cuộc phiêu lưu tìm kiếm kho báu với nhiều thử thách thú vị. Mỗi thử thách sẽ được giấu kín ở các điểm khác nhau trong khu vực tổ chức và chứa đựng một thông điệp đặc biệt. Các bé cần giải mã các thông điệp này và hoàn thành nhiệm vụ của từng trạm để tiến đến trạm tiếp theo.
Điểm đặc biệt của trò chơi chính là kho báu cuối cùng – một chiếc hộp lớn chứa đầy bánh kẹo, đồ chơi và các phần quà hấp dẫn khác. Để làm cho trò chơi thêm phần lôi cuốn, hãy đảm bảo số lượng bánh kẹo và đồ chơi đủ nhiều để mỗi bé đều có phần thưởng.
Trong khi các bé tham gia trò chơi, cha mẹ hoặc thầy cô cần luôn có mặt để giám sát và hướng dẫn, đảm bảo an toàn và sự vui vẻ cho các bé. Trò chơi không chỉ giúp các bé phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm mà còn tạo ra những kỷ niệm vui vẻ và gắn kết trong dịp Trung thu.
Hãy để các bé tự do khám phá, sáng tạo và tận hưởng cuộc hành trình tìm kiếm báu vật, trong khi các phụ huynh và thầy cô theo dõi từ xa, sẵn sàng hỗ trợ khi cần.
Trò chơi Nhảy bao bố
Nhảy bao bố là trò chơi giúp rèn luyện thể lực, sức bật, sự khéo léo trong việc giữ thăng bằng. Tạo không khí vui vẻ, đoàn kết khi tham gia. Trò chơi nhảy bao bố không hạn chế số lượng người tham gia, nếu đông người tham gia có thể chia thành đội để thi đấu tại sân trường, bãi đất trống rộng rãi và bằng phẳng.
Trước khi chơi nhảy bao bố chúng ta cần chuẩn bị sẵn một bao bố (bao tải). Kẻ vạch xuất phát và đích đến. Sau khi chuẩn bị xong, tất cả người chơi đứng thành hàng ngang trước vạch xuất phát, cho cả hai chân vào trong bao tải kéo lên cao hai tay cầm hai bên miệng bao để ngang hông. Khi có hiệu lệnh xuất phát người chơi bắt đầu nhảy về phía trước, chỉ được phép nhảy không được phép đi hoặc chạy. Người nào đến đích đầu tiên thì là người thắng cuộc
Chuột nhử mèo
Trò chơi trung thu cho trẻ em yêu cầu từ 6 đến 7 em trở lên tham gia. Trước tiên, cử một bé làm "chuột" và các bé còn lại sẽ đóng vai "mèo", ngồi bệt thành vòng tròn và quay mặt vào trong, hai tay quơ ra phía sau lưng như đang chờ đón mồi.
Bé làm "chuột" sẽ cầm một chiếc khăn (được coi là "mồi") và chạy quanh vòng tròn, cố gắng thả chiếc khăn sau lưng một con "mèo" mà không để cho bé đó biết. Sau khi đã chạy một vòng, nếu bé "chuột" thấy con "mèo" nào vẫn chưa nhận ra có chiếc khăn sau lưng, thì bé "chuột" có quyền cầm khăn lên và nhẹ nhàng quất vào vai hoặc lưng của con "mèo" đó.
Khi bị quất, con "mèo" sẽ phải đứng dậy và chạy quanh vòng tròn để tránh đòn, sau đó quay lại vị trí cũ để thoát khỏi sự truy đuổi. Nếu một con "mèo" phát hiện ra chiếc khăn mồi sau lưng mình, bé đó sẽ phải cầm khăn lên và chạy đuổi theo bé "chuột" quanh vòng tròn. Bé "chuột" phải nhanh chóng chạy hết vòng và chiếm chỗ của con "mèo" bỏ lại để thoát khỏi sự đuổi bắt.
Hành trình rước đuốc
Là trò chơi Tết trung thu mang tính thử thách, đòi hỏi sự khéo léo và tốc độ của người chơi. Việc nhóm lửa và chạy đua về đích không chỉ mang lại niềm vui mà còn rèn luyện tinh thần đồng đội.
Khi bắt đầu, mỗi đội sẽ được phát 1 bao diêm cùng 3 que và 3 cây nứa. Các đội đứng ở hai phía đối diện, cách điểm tập trung (lửa trại) khoảng 50 mét. Khi có lệnh còi “nổi lửa”, các đội sẽ sử dụng bao diêm và nứa để nhóm đuốc. Mục tiêu là nhóm đuốc nhanh nhất và chạy theo hàng dọc về nơi “lửa trại”. Đội nào thành công trước và châm đuốc vào đống củi đã chuẩn bị sẵn sẽ chiến thắng. Đây là cơ hội để các bé thể hiện sự khéo léo và tốc độ, đồng thời tạo ra một đêm Trung thu đầy ắp niềm vui.
Hóa thân nhân vật Chú Cuội, Chị Hằng
Bạn sẽ chuẩn bị các nguyên liệu tái chế như thùng carton, chai nhựa, giấy, bút, khăn bàn, keo dán và kẹp. Các đội, mỗi đội từ 5 đến 7 người, sẽ bốc thăm để chọn nhân vật và sử dụng nguyên liệu để hóa trang thành nhân vật đó. Sau 60 phút chuẩn bị, đại diện từng đội sẽ trình diễn trên sân khấu và chia sẻ ý tưởng hóa trang của mình. Toàn thể nhân viên sẽ bình chọn đội có trang phục ấn tượng nhất bằng cách vỗ tay. Đội chiến thắng sẽ nhận quà từ công ty. Trò chơi đêm trung thu này không chỉ khơi gợi khả năng sáng tạo mà còn nâng cao tinh thần đội nhóm và ý thức bảo vệ môi trường.
Đây là một hoạt động sáng tạo, giúp mọi người thể hiện khả năng làm việc nhóm và tính sáng tạo. Việc hóa thân thành các nhân vật thần thoại sẽ mang đến nhiều tiếng cười và niềm vui.
Rước đèn ông sao
Ngày nay, dù là thành thị hay nông thôn thì cứ mỗi độ trung thu về, trẻ em lại được tổ chức cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, phố phường. Không chỉ có đèn ông sao truyền thống, ngày nay, đèn được làm đa dạng với các hình thù khác nhau chẳng hạn như: đèn ông sư, đầu sư tử, đèn hình con cá, hình con thỏ…muôn hình muôn dạng muôn màu sắc khiến cho đêm hội trăng rằm thêm phần lung linh, nhộn nhịp. Kèm theo đó là những lời ca đầy hồn nhiên, trong trẻo như càng làm cho cái bầu không khí náo nức hơn bao giờ hết. Có thể nói rước đèn đã trở thành một trong những trò chơi tập thể luôn được thiếu nhi mong đợi trong đêm trung thu.
Điểm danh 10 hoạt động nhất định không thể bỏ qua khi tổ chức trung thu
Bạn muốn một mùa Trung thu thật trọn vẹn? Margram sẽ giúp bạn thực hiện điều đó. Sau đây là 10 hoạt động nhất định bạn không thể bỏ lỡ khi lên kịch bản tổ chứa trung thu:
Làm Bánh Trung Thu
Tự tay làm bánh Trung thu không chỉ mang đến những món bánh thơm ngon mà còn là cơ hội tuyệt vời để gắn kết các thành viên trong gia đình. Cùng nhau trộn bột, nặn bánh và nướng bánh sẽ tạo ra những kỷ niệm vui vẻ.
Trang Trí Không Gian
Hãy biến không gian tổ chức trở nên lung linh và ấm cúng bằng cách trang trí với đèn lồng, hoa tươi, và những hình ảnh đặc trưng của Trung thu. Điều này sẽ làm cho bầu không khí thêm phần hứng khởi và đầy sắc màu.
Làm Lồng Đèn
Cho các bé cơ hội thỏa sức sáng tạo với việc làm lồng đèn. Hãy chuẩn bị các vật liệu đơn giản như giấy, keo, và dây để các bé có thể tự tay tạo ra những chiếc lồng đèn độc đáo và rực rỡ sắc màu.
Hóa Trang
Tạo không khí vui tươi bằng việc hóa trang thành các nhân vật trong truyện cổ tích như Chú Cuội, Chị Hằng hoặc các con vật đáng yêu. Hoạt động này không chỉ thú vị mà còn khuyến khích sự sáng tạo và giúp các bé nhập vai vào các nhân vật yêu thích.
Rước Đèn
Đây là một trong những hoạt động truyền thống quan trọng của Trung thu. Tổ chức cho các bé và gia đình cùng nhau rước đèn đi quanh khu phố hoặc khu vườn, tạo nên một không khí vui tươi và đầy màu sắc.
Văn Nghệ
Các tiết mục văn nghệ như hát, múa, và kể chuyện sẽ làm cho đêm Trung thu thêm phần sôi động. Hãy khuyến khích các bé và người lớn tham gia trình diễn hoặc thưởng thức những màn biểu diễn đặc sắc.
Trò Chơi Dân Gian
Các trò chơi như bịt mắt đập niêu, kéo co, nhảy bao bố không chỉ giúp mọi người thư giãn mà còn tạo cơ hội để các thành viên gắn kết với nhau. Những trò chơi này mang lại niềm vui và sự hào hứng cho tất cả mọi người.
Phá Cỗ
Đây là thời điểm mọi người quây quần bên nhau để thưởng thức những món ăn ngon và trò chuyện vui vẻ. Đừng quên chuẩn bị đầy đủ bánh Trung thu, trái cây và các món ăn khác để tạo nên một bữa tiệc ấm cúng và ngon miệng.
Ngắm Trăng
Tìm một không gian thoáng đãng để cả gia đình cùng nhau ngắm trăng tròn và cầu chúc những điều tốt đẹp. Đây là khoảnh khắc thư giãn và ý nghĩa, giúp mọi người cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của đêm Trung thu.
Trải Nghiệm Văn Hóa
Tổ chức các hoạt động như biểu diễn múa lân, làm đồ thủ công truyền thống, hoặc tìm hiểu về các phong tục tập quán của Trung thu. Những hoạt động này không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp mọi người hiểu thêm về giá trị văn hóa và truyền thống của ngày lễ.
Chắc chắn rằng Trung thu không chỉ là một dịp lễ hội mà còn là cơ hội để chúng ta tạo ra những ký ức đáng quý bên gia đình và bạn bè. Những hoạt động thú vị như làm bánh, trang trí không gian, hay tham gia các trò chơi truyền thống đều góp phần làm cho đêm hội trăng rằm thêm phần sống động và ý nghĩa. Margram đã gửi tới bạn những gợi ý trò chơi trung thu rồi.Vậy bạn đã sẵn sàng cùng nhau tạo nên một đêm Trung thu thật đáng nhớ chưa? Hãy chuẩn bị tinh thần và tham gia thật nhiệt tình nhé!
Theo dõi ngay Margram để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!
Bật mí những cách phối màu hồng ấn tượng nhất kèm 12 bảng màu hồng xu hướng hiện nay
Top 6 nguyên tắc phối bảng màu cơ bản và tips phối màu hoàn hảo
In Bao Bì Ni Lông Chất Lượng, Giá Rẻ
50+ hình ảnh hộp quà đẹp mắt và sang trọng cho mọi dịp lễ
Kinh Doanh Gì Tết 2025? 10+ Mặt Hàng Bán Tết Vốn Nhỏ, Lãi Lớn
Tiêu chuẩn thiết kế thùng carton kèm 7 phần mềm thiết kế dễ sử dụng
Tổng hợp những câu chúc Tết 2025 ý nghĩa và hay nhất cho người thân, bạn bè và khách hàng
Tất tần tật về thiết kế hộp giấy: Phần mềm thiết kế, ý tưởng, mẫu hộp giấy đẹp
Hộp âm dương là gì? Những điều cần biết để thiết kế - sản xuất hộp âm dương
Thiết kế - In ấn vỏ hộp kem body cao cấp, thu hút, nâng tầm thương hiệu của bạn
Hộp quà Margram - Từ bao bì đến tác phẩm nghệ thuật ứng dụng lâu dài
Công nghệ in ấn đỉnh cao của Margram: Màu sắc và hiệu ứng đột phá
Bao bì Tết không chỉ là hộp quà - Đó là trải nghiệm
Thiết kế đơn giản nhưng đẳng cấp: Bí quyết của Margram trong từng chi tiết
Giải pháp sỉ hộp quà cao cấp từ Margram – Lựa chọn hoàn hảo cho mọi doanh nghiệp
Xưởng in hộp quà Tết cao cấp – Giải pháp tinh tế cho mùa Tết 2025
Cách Làm Giỏ Quà Tết 2025 – Đơn Giản, Tinh Tế Và Ấn Tượng
Bao giờ Tết Nguyên Đán 2025? Tết Ất Tỵ 2025 rơi vào ngày nào dương lịch?
Vỏ hộp quà Tết ấn tượng - Nâng tầm món quà, trao gửi tâm ý
20+ Mẫu túi đựng trái cây cao cấp và đẹp mắt