5 cách chưng tổ yến với táo đỏ, đông trùng hạ thảo... bổ dưỡng nhất

Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách chưng yến đúng cách để tránh việc làm yến trở nên vô bổ và mất đi ít nhiều hương vị thơm ngon. Yến sào được cho là một món ăn quý giá, có giá trị dinh dưỡng cao với 18 loại axit amin và hơn 30 loại vitamin, khoáng chất thiết yếu trong tổ yến có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng chúng có thể mất đi nếu không được chưng yến đúng cách. 

 

1. Cách chưng tổ yến đường phèn táo đỏ

Cách chưng tổ yến đường phèn với táo đỏ là một trong những cách chưng truyền thông nhưng vô cùng đơn giản và dễ làm. Món yến chưng tươi với táo đỏ có rất nhiều công dụng tốt cho cơ thể như giúp cải thiện sức khỏe, dưỡng nhan, bổ phế. Cùng bắt tay vào làm món ăn bổ dưỡng này nhé!

cách chưng yến sào
Chưng yến sào với táo đỏ

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 tổ yến sào đã làm sạch

  • 5 – 7 quả táo đỏ

  • 3 thìa đường phèn

  • 3 lát gừng tươi

  • Thố và nồi chưng yến

Các bước chưng yến:

Bước 1: Ngâm tổ yến đã làm sạch vào nước khoảng 30 phút – 1 tiếng.

Bước 2: Táo đỏ rửa sạch, sau đó ngâm nở rồi để ráo nước. Tiếp theo cho táo đỏ vào nồi đun đến khi nước sôi. Sau đó để lửa nhỏ. Hầm trong khoảng 10 – 15 phút cho tới khi táo chín mềm. Khi táo đã mềm thì cho thêm đường phèn cho vừa ăn. Rồi đun thêm khoảng 4 – 5 phút rồi tắt bếp.

Bước 3: Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ. Sau đó cắt thành lát mỏng.

Bước 4: Táo đỏ nấu nước đường vừa nấu, gừng thái lát Tổ yến sau khi ngâm nở cho vào trong thố rồi đổ đầy nước. Cho thố vào nồi chưng yến và đổ nước ngập ¼ thố. Sau đó chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút là đã hoàn thành

Bước 5: Trình bày và thưởng thức

2. Chưng yến sào đúng cách với đông trùng hạ thảo

Sử dụng các nguyên liệu gồm tổ yến, đông trùng hạ thảo chưng mềm, thêm đường phèn tạo độ ngọt thanh. Món ăn thích hợp cho người đang bị suy nhược cơ thể, giúp cải thiện sinh lực phái mạnh. Cách làm đơn giản, bạn đọc có thể tham khảo:

cách chưng yến sào
Chưng yến sào với đông trùng hạ thảo

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Tổ yến 3g – 5g

  • Đông trùng hạ thảo 4 – 5 con

  • Đường phèn 2 muỗng cà phê

  • 350ml nước tinh khiết

  • Thố chưng yến

Cách chế biến:

Bước 1: Cho tổ yến vào trong tô ngâm với nước đun sôi để nguội trong khoảng 20 phút cho yến nở mềm. Sau đó dùng rây vớt yến ra, đổ vào trong bát chưng có nắp đậy.

Bước 2: Đông trùng hạ thảo sau khi rửa sạch cho vào chén nhỏ chưng cách thủy trong khoảng 5 phút.

Bước 3: Sau đó cho cả yến và đông trùng hạ thảo vào chung, chưng cách thủy thêm 20 phút.

Bước 4: Mở nắp cho đường phèn vào đun trên lửa vừa 5 phút, đến khi đường tan hết thì tắt bếp.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức món yến chưng với đông trùng hạ thảo vị truyền thống.

3. Cách chưng yến sào với mật ong

Ăn tổ yến chưng mật ong giúp bồi bổ cơ thể, cung cấp dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe tổng thể. Bổ sung với liều lượng phù hợp, đều đặn một thời gian để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

cách chưng yến sào
Cách chưng tổ yến sào với mật ong

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 18g – 22g tổ yến tinh chế

  • 2 muỗng canh mật ong nguyên chất

  • Vài lát gừng mỏng

  • Nồi chưng tổ yến

Cách chế biến:

Bước 1: Trước tiên cần ngâm cho yến sào nở mềm trước khi chưng, thời gian khoảng 20 – 30 phút, vớt để ráo nước bằng rây.

Bước 2: Cho tổ yến vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút.

Bước 3: Tiếp đến cho mật ong vào trộn đều, thêm một ít nước ấm, vài lát gừng mỏng.

Bước 4: Sau đó đun thêm trên lửa nhỏ đến khi tổ yến chín mềm khoảng 5 phút.

Bước 5: Tắt bếp, lấy yến chưng ra bát và thưởng thức khi còn ấm, có thể bảo quản tủ lạnh ăn dần.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm một số nguyên liệu khác như táo đỏ, hạt sen,… vào chưng cùng để tăng hương vị cho món ăn.

4. Cách chưng yến sào với hạt chia

Yến chưng táo đỏ hạt chia là một trong những món hấp cực kì thơm ngon, mang hương vị thanh mát và rất bổ dưỡng cho cơ thể.

cách chưng yến sào
Cách chưng yến sào với hạt chia

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Tổ yến tinh chế: 10gr

  • Hạt chia: 2 muỗng

  • Đường phèn: 2gram

Cách chế biến:

Bước 1: Ngâm yến tinh chế vào nước khoảng 20 - 30 phút cho yến nở đều và có độ mềm (Nếu sử dụng yến thô, bạn nên ngâm khoảng 1-2h, sau đó dùng tay tách sợi yến ra và dùng nhíp nhặt hết lông yến). Hạt chia cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15 phút cho nở đều.

Bước 2: Cho phần yến đã sơ chế vào thố thủy tinh và chưng cách thủy trong khoảng 20 phút. Sau đó cho tiếp đường phèn vào chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp.

Bước 3: Múc yến đã chưng ra chén, cho hạt chia đã ngâm nở vào, khuấy nhẹ và đều tay là có thể thưởng thức. Món yến chưng hạt chia này dùng nóng hay lạnh đều ngon và thích hợp cho cả gia đình.

5. Cách chưng yến sào với hạt sen

Yến chưng hạt sen là một món ăn đơn giản, dễ chế biến và không cầu kỳ trong khâu chuẩn bị nguyên liệu. Bạn có thể chế biến cho cả gia đình cùng sử dụng.

cách chưng yến sào
Cách chưng yến sào với hạt sen

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Yến sào tinh chế: 1 tổ

  • Hạt sen tươi (100g)

  • Đường phèn: 20 gram

Cách chế biến:

Bước 1: Tổ yến ngâm vào nước lạnh 30 phút cho nở. Có thể dùng tổ yến thô nhưng sẽ mất nhiều thời gian để nhặt sạch lông và tạp chất.

Bước 2: Hạt sen loại bỏ tim màu xanh bên trong rồi luộc chín. Có thể thay thế bằng hạt sen khô nhưng cần ngâm 30 phút trước khi đem nấu cho chín mềm.Đường phèn tán nhỏ.

Bước 3: Tiếp theo, bạn bỏ tổ yến, hạt sen cùng đường phèn vào trong tô cùng với một ít nước. Đem chưng cách thủy hỗn hợp trong 30 phút.

Bước 4: Tắt bếp, chờ nguội và thưởng thức. Có thể dùng yến chưng hạt sen khi còn ấm hoặc dùng lạnh đều được. Tuy nhiên, không để trong tủ lạnh quá lâu khiến hạt sen bị cứng lại.

6. Một số lưu ý để chưng yến sào đúng cách

mau-hop-dung-yen-sao-cao-cap
Vỏ hộp đựng yến sào cao cấp sản xuất bởi Margram

 

>>Xem thêm: In hộp yến sào cao cấp tại Hà Nội - Thiết kế theo yêu cầu

Cách sơ chế yến đúng cách

Sơ chế và làm sạch yến thô

Các bước sơ chế và làm sạch yến thô

Yến thô thường có giá thành thấp hơn so với yến đã tinh chế nên được nhiều người lựa chọn sử dụng thường xuyên để bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên nếu làm không sạch thì yến thô chứa nhiều tạp chất và vi khuẩn. Bạn có thể tham khảo cách làm sạch yến dưới đây:

Bước 1: Làm mềm tổ yến

Ngâm tổ yến với nước sạch trong khoảng 1 - 2 tiếng cho đến khi tổ yến tơi ra để tổ yến mềm và dễ làm sạch.

Bước 2: Gắp lông lẫn trong tổ yến

Sau khi ngâm xong để yến ráo và chuẩn bị một chén nước sạch. Tiếp đến ta nhổ lông yến và tạp chất bằng nhíp, mỗi lần nhổ xong nhúng vào chén nước sạch.

Bước 3: Loại bỏ tạp chất còn sót lại

Sử dụng rây và cho vào thau nước sạch. Dùng bàn chải và muỗng kết hợp chà nhẹ để những tạp chất còn sót lại rơi ra

Bước 4: Nhặt kĩ lại tổ yến lần cuối

Yến đã được làm sạch khá kỹ ở bước này, nhưng để đảm bảo hoàn toàn, chúng ta nên thực hiện lại bước trước một lần nữa, để đảm bảo không còn bất kỳ tạp chất nào hoặc lông yến nào còn bám trên chúng.

Sơ chế yến sào đã qua tinh chế

Bước 1: Ngâm yến

Ngâm yến sào trong nước lạnh trước 20 - 30 phút để yến tơi ra và nhặt lông còn sót lại nếu có.

Bước 2: Lọc yến qua rây

Lọc yến qua rây và để ráo nước là có thể tiến hành chưng được.

Lưu ý trong quá trình chưng (Chưng yến như nào?)

Chưng tổ yến đúng cách là sử dụng bằng phương pháp cách thủy; sau khi nước sôi thì giảm lửa xuống và để lửa nhỏ nhẹ trong khoảng 30 phút. Tránh tối đa việc nấu yến trực tiếp ở nhiệt độ sôi 100℃ để không làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng.

Nhiều người hỏi chưng yến có đậy nắp không, thì câu trả lời là có. Cách chưng yến tốt nhất là phải đảm bảo chén yến được đậy kín để tránh việc mùi khác tiếp xúc và làm ảnh hưởng đến hương vị của yến. Nếu bất kỳ mùi nào bị hấp thêm vào, có thể để chén yến trong tủ lạnh qua đêm để loại bỏ mùi này.

7. Cách ăn yến chưng đúng cách và một số câu hỏi thường gặp

Trẻ em có nên ăn yến chưng hay không?

Đối với trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi): Không nên sử dụng yến chưng vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, việc sử dụng có thể gây hại.

Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Đây là thời kỳ mà trẻ bắt đầu tiếp xúc với thức ăn dặm và có thể cung cấp yến cho trẻ. Điều này có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ, cũng như giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và ngủ ngon hơn.

Bà bầu có nên ăn yến chưng hay không?

Bà bầu có thể ăn yến chưng mà không gặp vấn đề gì. Yến chứa lượng protein cao (khoảng 45 - 55%), giúp cung cấp năng lượng và duy trì sức khỏe cho cơ thể của bà bầu. Ngoài ra, yến còn cung cấp chất sắt, axit amin, kẽm, và các dưỡng chất khác, giúp bà bầu cảm thấy ngon miệng hơn, bổ sung dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch.

Yến Chưng Đúng Cách

Sau khi chưng xong, bạn có thể dùng món yến chưng này nóng hoặc nguội. Có thể thêm chút mật ong hoặc nước cốt chanh để tăng thêm hương vị nếu bạn thích.

Cách chưng yến cho mẹ sau sinh: Món yến chưng này không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng, thích hợp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là cho mẹ sau sinh. Cách chưng tổ yến đường phèn giúp cung cấp dinh dưỡng, hỗ trợ sức khỏe và phục hồi nhanh chóng.

Để có được món yến chưng hoàn hảo, hãy chú ý đến độ lửa khi chưng, vì lửa quá lớn có thể làm tổ yến bị khô, mất đi hương vị tự nhiên.

Qua bài viết này, chúng ta đã khám phá 5 cách chưng yến khác nhau, từ yến chưng đơn giản với đường phèn, đến các phiên bản cầu kỳ hơn như yến chưng với táo đỏ, hạt sen hay đông trùng hạ thảo. Mỗi cách chế biến không chỉ mang lại hương vị đặc trưng mà còn phù hợp với nhiều đối tượng, từ người lớn tuổi đến bà mẹ sau sinh.

Bằng cách chọn lựa nguyên liệu tươi ngon và áp dụng đúng quy trình chế biến, bạn sẽ tạo ra những món ăn bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch. Hãy thử nghiệm và sáng tạo những công thức riêng của bạn, từ đó tận hưởng những lợi ích mà yến sào mang lại. Dù là một bữa ăn gia đình hay món quà biếu tặng, những món yến chưng luôn là sự lựa chọn tuyệt vời, thể hiện sự chăm sóc và yêu thương đối với người nhận.